Bác Hồ: Người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam

Tác giả: Hữu Bình

saosaosaosaosao
Xã hội 21/06/2016 05:42

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam mà còn là một cây bút xuất sắc, một nhà báo lớn, người khai sinh nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Bac Ho noi chuyen voi cac nha bao (T9-1960)
Bác Hồ nói chuyện với các nhà báo (tháng 9/1960). Ảnh tư liệu

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã học cách viết báo, làm báo. Với Bác, báo chí phục vụ mục đích trong sáng và cao cả của sự nghiệp cách mạng, là công cụ để tuyên truyền khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biểu dương những cái tốt, người tốt, việc tốt, ngăn chặn và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực. Trong quá trình lao động, học tập và giác ngộ cách mạng, Bác bắt đầu quan tâm đến một phương tiện thông tin phổ biến, nhiều tác dụng là báo chí.

Ý thức được tầm quan trọng của báo chí đối với cách mạng, Bác đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển Báo chí Cách mạng Việt Nam và việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo. Bằng chính kiến thức và kinh nghiệm của mình, Bác tận tâm chỉ dẫn nghiệp vụ cho các nhà báo như một đồng nghiệp, một người bạn, người thầy. Ngày 17/8/1952, trong buổi nói chuyện với cán bộ báo chí, Bác nêu rõ 4 vấn đề cơ bản đối với người làm công tác báo chí: “Viết cho ai? Viết để làm gì, Viết cái gì? Viết như thế nào?” và đưa ra cách giải quyết cặn kẽ, phù hợp các vấn đề đó. Bác căn dặn: “Phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt, nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi... Viết phải thiết thực, nói có sách, mách có chứng”, tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?

Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra vào tháng 9/1962, Bác cũng thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của báo chí nước nhà bấy giờ: “Bài báo thường quá dài”, dây cà ra dây muống, không phù hợp với trình độ và thời gian của quần chúng; thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta. Việc đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng. Sự thiếu cân đối: Tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn thì viết dài, tin để sau thì để trước, nên trước lại để sau. Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và lắm khi dùng không đúng. Nhưng Bác luôn khẳng định giá trị to lớn của báo chí: “Báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức, lãnh đạo...”, “Báo chí là vũ khí sắc bén, nhanh nhạy, đại chúng, phục vụ kịp thời...”.

Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, Người đòi hỏi báo chí cách mạng không ngừng học tập, nâng cao trình độ hiểu biết chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp. Do vậy, người làm báo cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, không ngại khó khăn, hy sinh, vì nhân dân phục vụ; cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động. Người nhấn mạnh vai trò “chiến sỹ” của người làm báo, đòi hỏi nhà báo phải kiên định lập trường, giữ vững quan điểm báo chí cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt. Hơn ai hết, nhà báo phải là người chí công vô tư, có hiểu biết rộng và nhất là có cái tâm trong sáng. Người dạy, báo chí là một nghề, cho nên người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp, biết ngoại ngữ...

bao chi1

Với nhãn quan sắc bén, sự uyên tường trong đường lối cách mạng, Bác để lại một sự nghiệp đồ sộ với trên 2.000 bài viết, 53 bút danh khác nhau đã được đăng ở nhiều tờ báo trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh... với chủ đề đa dạng, sinh động; văn phong vừa độc đáo vừa gần gũi, dễ hiểu, dễ đọc, luôn chiếm được sự mến mộ của bạn đọc. Bác là người khai sinh, thực hiện, định hướng, bảo trợ, phát triển nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Bác còn đưa ra các tư tưởng, phương pháp báo chí mới mẻ, tiến bộ mà phù hợp với phong trào báo chí cách mạng, báo chí hiện đại trên thế giới. Bác không những là một lãnh tụ chính trị kiệt xuất, một danh nhân văn hóa thế giới mà còn thực sự là một nhà báo vĩ đại.

Những lời căn dặn của Người về báo chí và những bài học kinh nghiệm về cách nói, cách viết báo, càng suy ngẫm, càng soi rọi vào thực tiễn vẫn còn nguyên giá trị truyền nghề cho các thế hệ làm báo ở nước ta hôm nay và mai sau. Những người cầm bút hôm nay đang tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện học tập Người để xây dựng một nền báo chí cách mạng, hiện đại, hội nhập quốc tế

Ý kiến của bạn

Bình luận