Đồng lòng cả nước Vượt “bão” đại dịch

Xã hội 24/12/2021 15:36

Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm (2021 - 2030) và các kế hoạch 5 năm (2021 - 2025), trong bối cảnh đó đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư bùng phát nghiêm trọng và kéo dài nhất từ trước đến nay ở nhiều địa phương, nhất là tại các trung tâm kinh tế, đô thị lớn TP. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh, thành phía Nam. Từ đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách ứng phó để thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch an toàn, vừa phát triển kinh tế.

 

Anh no luc chong dic
Hoạt động vận tải được điều tiết hợp lý, thích ứng trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

Chống dịch như chống giặc

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022 tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong những tháng qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 là ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; với tinh thần vừa có kế thừa, vừa có đổi mới vì chưa có tiền lệ nên phải bám sát yêu cầu thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung từng bước hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn theo phương châm “5K + vắc-xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của nhân dân”.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các lực lượng cơ sở và sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác phòng, chống dịch ngày càng chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn, nhất là sau khi nâng cấp, kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và kịp thời điều động một lực lượng lớn chưa từng có. Trong một thời gian rất ngắn, đã có khoảng hơn 300 nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ, các lực lượng y tế, quân đội, công an từ Trung ương và các địa phương khác hỗ trợ cho các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh ngoại giao vắc-xin, thành lập Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19; tích cực đẩy mạnh nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin trong nước và phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay với tinh thần “vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất”; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch; duy trì phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện, an toàn dịch bệnh; hạn chế tối đa “đứt gãy” chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.

“Có thể nói, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình trong điều kiện có thể vì nguồn lực, năng lực hệ thống y tế còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là ở cấp cơ sở; hầu hết các vật tư, sinh phẩm, thiết bị y tế, đặc biệt là thuốc, vắc-xin trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu trong điều kiện nguồn cung khan hiếm trên toàn cầu. Như Trung ương đã đánh giá, các chủ trương, chính sách, biện pháp được triển khai trong thời gian qua là đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại nhiều địa phương”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định.

Thực hiện mục tiêu kép và điểm sáng ngành GTVT

Nhằm khắc phục những khó khăn do tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, Chính phủ đã chỉ đạo

Theo Bộ GTVT, tổng kế hoạch vốn năm 2021 của Bộ GTVT khoảng 43.401 tỷ đồng. Tính đến tháng 11, Bộ GTVT đã phân bổ chi tiết 42.996/42.996 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao. Về công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT triển khai khởi công 67 dự án gồm: 06 dự án quan trọng quốc gia, 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B-C. Đến nay, Bộ GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tưu 03/10 dự án nhóm A; Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt theo thẩm quyền 42/51 dự án nhóm B, C; đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội phê duyệt chủ tưởng đầu tư 02/06 dự án quan trọng quốc gia. Trong những tháng cuối năm, lãnh đạo Bộ tập trung chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đặc biệt là dự án Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Dự án nâng cấp, cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn CHKQT Tân Sơn Nhất và các dự án khác có tiến độ hoàn thành trong năm 2021.

các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác trong chỉ đạo, điều hành; tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai mục tiêu kép, ngành GTVT đã chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo vận tải thông suốt, tăng tốc thi công các dự án và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa qua vùng dịch cũng như vận chuyển nông sản phục vụ sản xuất, an sinh xã hội, ngành GTVT đã tập trung xây dựng những “luồng xanh” ưu tiên cho vận tải hàng hóa, ứng dụng các công nghệ số hiện đại, tạo thuận tiện cho người dân cũng như nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh. “Luồng xanh” đã trở thành một mạng lưới vận tải đặc biệt kết nối vận chuyển thông suốt trên cả nước, góp phần quan trọng vào công cuộc chống dịch Covid-19.

Song song với đảm bảo vận tải thông suốt, Bộ GTVT tập trung đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng ngành GTVT để đảm bảo hoàn thành giải ngân số vốn kế hoạch năm 2021 được giao gần 43.000 tỷ đồng. Trong những tháng cao điểm dịch, Bộ GTVT liên tục ban hành nhiều chỉ thị, văn bản chỉ đạo các chủ đầu tư, ban QLDA xây dựng kế hoạch cụ thể tiến độ thi công cũng như lên phương án giải quyết vướng mắc về thiếu hụt nguồn nhân lực do bị cách ly, giãn cách xã hội, khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng tại các dự án trọng điểm gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công; chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả trên công trường. Nhờ đó, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tiếp tục được triển khai như: 4 dự án đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư (dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo; tuyến Kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, Luồng sông Hậu giai đoạn 2, Nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất); 13 dự án đang triển khai thực hiện: 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cảng HKQT Long Thành; hoàn thành và công bố 5 quy hoạch ngành GTVT; hoàn tất thủ tục để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; bàn giao đưa vào khai thác dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông...

Để phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022.

Ý kiến của bạn

Bình luận