Hà Nội: Cầu Yên Hòa mới và những kỳ vọng cho quận Cầu Giấy

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
06/12/2021 06:10

Tuy không phải công trình giao thông lớn nhưng cầu Yên Hòa mới, TP Hà Nội có vai trò quan trọng kết nối nhiều kỳ vọng phát triển tại khu vực.

 Xem video: Ngắm

Cầu Yên Hòa mới đã chính thức đi vào vận hành sau 9 tháng thi công (từ tháng 2/2021). Cây cầu này gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội về chi phí xây dựng cầu. Theo đó, nhiều thông tin đồn đoán rằng, cây cầu này dài 36m nhưng trị giá lên tới gần 38 tỷ đồng, nhẩm tính chung chung, mỗi mét cầu trị giá hơn 1 tỷ đồng. Điều này gây nên nhiều ý kiến không thiện cảm vì cho rằng, một cây cầu bé nhưng “ngốn” số tiền quá lớn.

0 DJI_0008
Dự án xây dựng cầu Yên Hòa mới được thiết kế với tổng chiều dài là 41,4m, mặt cắt ngang hơn 21m.

Tuy nhiên, theo Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông thành phố Hà Nội - chủ đầu tư Dự án xây dựng mới cầu Yên Hòa, những thông tin đồn đoán trên là không đúng.

Trên thực tế, về thiết kế, Dự án được thiết kế với tổng chiều dài là 41,4m, mặt cắt ngang hơn 21m.

Về kinh phí, tổng mức đầu tư của Dự án là 37,76 tỷ đồng, đây chỉ là mức khái toán ban đầu của Dự án. Tuy nhiên, sau khi dự toán công trình được phê duyệt, mức kinh phí chỉ còn gần 27,96 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng cầu khoảng 23,58 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác như: chi phí dự phòng là 1,33 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là hơn 1,6 tỷ đồng;… Chi phí thi công thực tế đã giảm xuống đáng kể bởi nhiều yếu tố, điển hình như việc đấu thầu chọn được đơn vị xây lắp với mức giá thấp.

1 DJI_0004
Cầu Yên Hòa mới nhìn từ trên cao, theo hướng về phía ngã tư Láng - Cầu Giấy.

Đại diện Ban QLDA cũng cho biết, việc xây dựng hoàn chỉnh cầu Yên Hòa bao gồm rất nhiều hạng mục như: Xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ; hệ thống chiếu sáng đường; hệ thống chiếu sáng kiến trúc; ốp mái taluy bờ sông do đào hố móng; hoàn trả phần tường chắn;… Dự kiến trong tháng 12 này, cầu Yên Hòa mới sẽ được nghiệm thu.

Cầu Yên Hòa cũ được xây dựng trong giai đoạn trước năm 1993. Sau gần 20 năm vận hành, cây cầu ngày càng xuống cấp và ở mức rất yếu. Vì vậy, rất cần thiết phải tháo dỡ cầu Yên Hòa cũ và thay thế bằng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, có bề rộng hơn gấp 3 lần cầu cũ. Cây cầu mới vừa đảm bảo giao thông an toàn, vừa giúp giảm tải áp lực giao thông tại khu vực vốn thường xuyên bị ùn tắc.

2 4f2507640c87c7d99e9631
Cây cầu đã hoàn thành, mở lối lưu thông hiệu quả hơn khiến người dân tại khu vực hết sức vui mừng.
3 0141fc7ce79f2cc1758e42
Việc xây dựng hoàn chỉnh cầu Yên Hòa mới bao gồm rất nhiều hạng mục như: Xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ; hệ thống chiếu sáng đường; hệ thống chiếu sáng kiến trúc; ốp mái taluy bờ sông do đào hố móng; hoàn trả phần tường chắn;… 
4 219fc9dada391167482853
Dự kiến trong tháng 12 này, cầu Yên Hòa mới sẽ được nghiệm thu.
5 b496cb9fc07c0b22526d24
Hệ thống đèn giao thông được đặt tại hai bên cầu.

Cầu Yên Hòa mới tuy không phải công trình giao thông lớn nhưng lại có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông tại khu vực. Trước hết, cây cầu này giải tỏa áp lực giao thông rất lớn tại khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc. Tiếp đó, cây cầu này liên quan đến dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang, vốn nằm trong dự án kết nối ba tuyến đường vành đai của TP Hà Nội. Ngõ 381 Nguyễn Khang có điểm đầu là cầu Yên Hòa, điểm cuối là Khu đô thi Dịch Vọng (phố Thành Thái), kết nối các tuyến đường Khu đô thị Mỹ Đình.

6 DJI_0002
Cầu Yên Hòa mới vận hành sẽ giảm tải hiệu quả trong việc kết nối giao thông giữa quận Cầu Giấy và quận Đống Đa.

Theo ghi nhận của PV Tạp chí GTVT, người dân tại khu vực vô cùng vui mừng khi cây cầu đã hoàn thành, mở lối lưu thông hiệu quả hơn. Bà Nguyễn Hồng Nhung (48 tuổi, người dân địa phương) cho biết, ngày nào tại đây cũng ùn ứ, nhất là vào giờ cao điểm buổi sáng, chiều từ thứ 3 đến thứ 6.

Anh Nguyễn Quang Hà (ngõ 381 Nguyễn Khang) chia sẻ, kể từ khi cầu xây dựng vào tháng 2 đến nay, do dịch Covid-19 làm giảm lượng phương tiện nên việc đi lại cũng không bị quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi Hà Nội dần nối lại các hoạt động bình thường mới từ tháng 10, buổi sáng và chiều bắt đầu ùn ứ trở lại. Những ngày qua cho đi cây cầu này, việc đi lại đã thông suốt hơn rất nhiều.

7 IMG_20211204_155155
Lan can cầu làm bằng thép được lắp đặt trên gờ chắn bê tông.
8 6ebf944a9fa954f70db89
Cầu cũng được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng kiến trúc.
9 73adcb9fc67c0d22546d37
Cầu được thiết kế, xây dựng theo công nghệ tiên tiến.
10 50697bba7059bb07e24812
Cầu bao gồm vỉa hè rộng phục vụ người đi bộ, nối liền phần đường đi bộ dọc sông Tô Lịch bên phía đường Láng. 
11 DJI_0011
Cầu Yên Hòa mới nhìn từ trên cao, hướng về phía Ngã Tư Sở.

Với việc cầu Yên Hòa mới đi vào vận hành, đoạn đường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch từ nút giao Bưởi – Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở có tổng cộng 11 cây cầu.

Ý kiến của bạn

Bình luận