Người Hạt trưởng tận tâm, gắn bó "giữ đường" Tây Bắc

Tác giả: Khánh Hà

saosaosaosaosao
28/05/2018 15:01

Gia đình với 3 thế hệ gắn bó với ngành đường bộ, anh hiểu hết cái vất vả, nhọc nhằn của công việc "giữ đường", nhưng vượt lên tất cả chính là lòng yêu nghề, tình yêu mà gia đình anh gắn bó với xứ sở Hoa Ban.


 

anh tuan
Anh Nguyễn Đức Tuấn

Truyền thống gia đình

Đã trở thành một thói quen cứ 5h sáng dậy là lên xe đi tuần đường, anh Nguyễn Đức Tuấn, Hạt trưởng Hạt 3 QL 279, thuộc Công ty Cổ đường bộ 226. Mỗi gốc cây, mỗi cột cây số, từng đoạn cua đã hằn sâu vào trong tâm trí anh như những người thân.

Sinh ra trong gia đình có bố, mẹ đều làm trong Ngành GTVT nên anh hiểu rõ được sự vất vả của người làm giao thông đặc biệt là công việc của những người "giữ đường" ở miền núi… Quê anh ở tận vùng chiêm trũng Hà Nam Ninh (nay là xã Yên Chính, Ý Yên, Nam Định), bố anh theo tiếng gọi của Đảng, của Cụ Hồ lên Khu tự trị Thái Mèo làm giao thông ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Trong lần về quê lấy "quân", ông bà quen nhau và bén duyên ở vùng đất Điện Biên Phủ.

7f0490e02bdec5809ccf
QL 279 chở nên đẹp hơn bởi chính là nhờ những người giữ đường

Năm 1987, khi mới 23 tuổi thanh niên Nguyễn Đức Tuấn bước chân vào ngành Giao thông tiếp bước công việc của bố mẹ đã lựa chọn. Về công tác khi Công ty quản lý đường bộ 226 mới thành lập được 1 năm, khi vừa tốt nghiệp Trường Trung cấp GTVT Miền núi… Thấm thoát cũng hơn 30 năm gắn bó với ngành, mới đây anh gọi điện thông báo cho chúng tôi tin vui, đứa con trai lớn của anh cũng xin được tiếp nối truyền thống gia đình xin vào ngành đường bộ, và anh nghĩ rằng không đâu đào tạo tốt bằng từ cơ sở, nên anh đưa cháu xuống đội sản xuất để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm…

a9842266995877062e49
Bảo dưỡng cầu theo định kỳ

Chia sẻ về công việc anh Tuấn cho biết, đơn vị được giao duy tu 65 km đường QL 279, qua thống kê có hơn 1.000 nóc nhà với trên 5.000 nhân khẩu của 14 thôn, bản nằm dọc QL. Với đặc thù vùng cao, địa hình hiểm trở, kết cấu đất không ổn định nên các tuyến đường thường xuyên xảy ra sụt sạt, đứt gẫy vào mùa mưa lũ. Đặc biệt là tuyến quốc lộ 279, trung bình mỗi năm có hàng trăm điểm sụt sạt, bồi lấp mặt đường lớn nhỏ xảy ra. Muốn giữ đường tốt, ngoài làm tốt công tác tuần đường, duy tu bảo dưỡng thường xuyên thì công tác "dân vận" không kém phần quan trọng, vì mỗi người dân như những cọc tiêu, tai mắt của người giữ đường, anh Tuấn chia sẻ.

Nhiều ý tưởng sáng tạo

bc3cb115f52b1b75423a

Cục trưởng Cục QLĐB I Trần Hưng Hà cũng tham gia trồng cây trên QL 279

Trong những năm qua, anh và cán bộ trong Hạt đã đến từng nhà, gặp từng người dân để tuyên truyền vận động người dân tham gia gìn giữ đường. Thậm chí anh anh vận động người dân hiến đất để trồng cây, hiến đất làm hành lang an toàn giao thông. Anh đã vận động người dân cùng tham gia bảo vệ hành lang, công trình đường bộ như: Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân về Nghị định 36/CP, Nghị định 172/CP, về vi phạm hành lang đường bộ, chống lấn chiếm lòng, lề đường, xâm hại các thiết bị, công trình giao thông... Với phương châm "mỗi cọc tiêu là 1 người cảnh sát giao thông", "mỗi gốc cây hoa ban là một chiến sỹ biên phòng"… anh đã đến và hòa nhập với bà con họ sẵn sàng hiến đất, bảo vệ hành lang an toàn, thông báo ngay cho đơn vị khi có sự cố và chính bà con là người chăm sóc. Tính đến đầu tháng 5, Hạt 3 đã trồng được 500 cây hoa ban dọc tuyến QL 279, mở rộng tầm nhìn bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến quản lý.

212e3235890b67553e1a
Con em đồng bào dân tộc tham gia trồng cây trên tuyến

Hình ảnh người công nhân cầm máy cắt cỏ phát quang, cắt cỏ, khai thông dòng chảy trên đường hiện nay không phải là hiếm gặp, nhưng trong ngành đường bộ không ai không biết đến sáng kiến của Nguyễn Đức Tuấn trong ứng dụng máy cắt cỏ. Trước đây máy cắt này chủ yếu sử dụng trong lâm nghiệp với lưỡi cắt bằng sắt, nếu ứng dụng cho công việc cắt cỏ của đường bộ sẽ rất nguy hiểm vì địa hình không ổn định. Từ thực tế, anh nghiên cứu, mầy mò với đặc thù đường sá và đã thay lưỡi cắt cỏ bằng sợi dây thép, rồi bây giờ là dây cước để cắt vừa an toàn, cơ động, dễ thay thế, mang lại hiệu quả cao trong công tác duy tu.

Vừa là một Phó bí thư Chi bộ và là Hạt trưởng, anh xác định nhiệm vụ chính của đơn vị là đảm bảo công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường được công ty giao, đảm bảo giao thông khi có thiên tai, địch họa xảy ra trên tuyến đường hạt quản lý, thi công các công trình đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật. Sản xuất kinh doanh tăng trưởng, có hiệu quả, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống cho CBCNV-LĐ.

d413530d1733f96da022
Công tác bảo dưỡng duy tu được cơ giới hóa

Với suy nghĩ đó, anh đã cùng tập thể lãnh đạo đơn vị bàn biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình cũng như công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường khi được cấp trên giao, thường xuyên chăm lo đến đời sống của người lao động trong phạm vi vốn đầu tư eo hẹp. Anh cùng anh em trong đơn vị xây dựng quy chế khoán sản phẩm đến tổ sản xuất và trực tiếp đến từng người lao động, thực hiện người lao động là chủ của mọi công việc.Song song với nhiệm vụ chính của đơn vị là quản lý, khai thác có hiệu quả trạm trộn bê tông nhựa nóng phục vụ thi công các công trình và công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường khi được quản lý, anh còn cùng với Ban lãnh đạo đơn vị tích cực tìm kiếm thêm việc làm ngoài để tăng thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy, năm 2017 Hạt 3 - Quốc lộ 279 người lao động có mức thu nhập bình quân: 4.500.000 đồng/người/tháng.

a9f7df1c64228a7cd333
Bữa cơm trưa của công nhân đường bộ

Trong công tác quản lý thi công, việc kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo đơn vị rất  được chú trọng để chấn chỉnh kịp thời các tổ lao động sản xuất, các cá nhân còn thiếu sót. Luôn quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan trong phạm vi địa bàn công trình mình được đảm nhận thi công để tuyên truyền, vận động nhân dân, nhờ những biện pháp tích cực đó chất lượng các công trình Hạt tham gia đảm nhận thi công luôn luôn được khẳng định.

Anh tâm sự, nghề nào cũng có đặc thù riêng, nhưng khi gắn bó, yêu nghề rồi thì cái khó khăn vất vả lại nó cũng qua mau, đọng lại trong đó là tình người, mỗi cung đường tốt, an toàn thì những người "giữ đường" như chúng tôi đây cảm thấy rất tự hào.

Ý kiến của bạn

Bình luận