Nỗi niềm người lính trên công trường QL19

Tác giả: Tôn Bảo

saosaosaosaosao
03/10/2016 03:39

Tuyến QL19 đoạn qua tỉnh Gia Lai - Bình Định là dự án cải tạo, nâng cấp do tổng công ty 36 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ làm “thay da đổi thịt”, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực miền Trung - Tây nguyên.

1

Sau hai năm triển khai thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, ngày 15/01/2016, QL19 đã thông tuyến đoạn Km17+027 - Km50+000 (Bình Định) và đoạn Km108+000 - Km131+300 (Gia Lai) tạo ra cú hích trên bức tranh giao thông sinh động trong tiến trình của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..., đáp ứng tốt nhu cầu đi lại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Theo đó, khi tuyến QL19 đưa vào khai thác sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ATGT, rút ngắn thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí của người dân và doanh nghiệp khi từ Bình Định và một số tỉnh khác lên Gia Lai và ngược lại, đồng thời nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho hai tỉnh Bình Định, Gia Lai nói riêng và địa bàn Tây Nguyên nói chung; là huyết mạch để giao lưu văn hóa giữa đồng bào Tây Nguyên và đồng bào vùng duyên hải Nam Trung bộ, góp phần đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng từ cảng Quy Nhơn đi các tỉnh Tây Nguyên và ngược lại.

Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể thực trạng hiện nay, QL19 còn hạn chế một số vấn đề, đó là tình trạng một số đoạn chưa được cải tạo nâng cấp, chất lượng mặt đường một số vị trí đã xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ông Nguyễn Hữu Quế - Giám đốc Sở GTVT Gia Lai, từ Km90+00 - Km108+00 qua địa phận huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai và đoạn Km50+00 - Km51+150 qua huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là những đoạn tuyến đã xuống cấp nghiêm trọng trên toàn tuyến QL19, mặt đường rất xấu, trắc dọc cũng như bình đồ hầu như không đảm bảo. Đây là những điểm thường xuyên xảy ra TNGT vì khi vào cua do khuất tầm nhìn nên xe hay chạy lấn làn rất nguy hiểm. Trên đoạn tuyến này còn có dốc Đói, con dốc này rất nguy hiểm nếu không cải tạo thì đây sẽ là một trong những đoạn rất nguy hiểm về ATGT trên toàn tuyến.

Trước thực tế đó, để đảm bảo khai thác đồng bộ, tạo điều kiện cho việc đi lại của nhân dân và việc thu phí được thuận lợi, nhà đầu tư mong muốn Chính phủ và Bộ GTVT xem xét hỗ trợ nguồn vốn ngân sách để mở rộng, nâng cấp những đoạn còn lại trên toàn tuyến QL19, trong đó ưu tiên triển khai ngay những đoạn đã xuống cấp, đặc biệt là đoạn qua huyện Đak Pơ và đèo An Khê, tỉnh Gia Lai.

Thời gian gần đây, tại các mỏ cát nằm sát QL19 (huyện Tây Sơn) luôn xuất hiện nhiều xe quá tải, nước rơi vãi trên đường và gây hư hỏng nền đường khiến các nhà thầu thường phải sửa chữa rất tốn kém. Đứng trước thực trạng trên, Công ty BOT 36.71 đã kiến nghị Bộ GTVT, sau khi cải tạo, nâng cấp QL19 đoạn Gia Lai từ Km108+00 - Km131+300, Bình Định từ Km17+027 - Km50+00 hiện còn lại một số vốn dư và mong muốn dùng nguồn vốn dư đó để thực hiện bổ sung dự án đoạn từ Km90+00 - Km108+00 qua địa phận huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai và đoạn Km50+00 - Km51+150 qua huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Qua đó, ngày 15/6/2015, Bộ GTVT đã có văn bản số 7555/BGTVT- DTCT về việc chấp thuận chủ trương bổ sung đầu tư vào dự án như: Phạm vi đoạn đầu tư bổ sung với điểm đầu tại Km90+00 thuộc thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Điểm cuối tại Km108+00 thuộc xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai với tổng chiều dài khoảng 17,7km. Về quy hoạch, đầu tư đoạn tuyến phù hợp với Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 và quy hoạch của địa phương; theo đó, đảm bảo đạt tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-05), đoạn qua khu dân cư tập trung theo tiêu chuẩn đường phố chính thứ yếu (TCXDVN 104:2007). Về hướng tuyến, tim tuyến cơ bản bám theo tim tuyến QL19 hiện hữu để tận dụng tối đa đường cũ, có cải tuyến một số đoạn để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cấp đường. Có 3 đoạn có đường cong ngược chiều liên tục được xem xét phương án cải tuyến gồm các đoạn Km94+200 - Km95+185,59, Km102+500 - Km103+329 và Km103+500 - Km105+00.

Quy mô mặt cắt ngang đoạn Km108+00 - Km131+300 trên địa phận tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 3796/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2013 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Dự án. Đối với đoạn Km90+00 - Km108+00, đoạn thông thường: Bnền = T2m, Bmặt = 01lm, bao gồm 2 làn xe cơ giới. Đoạn qua khu dân cư tập trung (thị trấn Đak Pơ từ Km90+00 - Km94+177 khoảng 4,66km): Bnền = T6m, Bmặt = 14m, bao gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp. Đối với công trình cầu có khổ cầu phù hợp với khổ nền đường, tải trọng thiết kế HL93 tăng cường, mở rộng 5 cầu (cầu Cư An, cầu Cà Tung, cầu Lúc Khúc, cầu Xà Huồng và cầu Hà Tam), đảm bảo theo tiêu chuẩn tải trọng HL93. Bên cạnh đó, đối với các cống ngang sẽ tận dụng nối dài các cống cũ còn tốt, đảm bảo khả năng thoát nước; thay thế, xây dựng mới các cống hư hỏng không đủ khẩu độ thoát nước phù họp với quy mô đường. Đối với đường giao, các vị trí nút giao, đường giao thiết kế vuốt nối êm thuận phù hợp với điều kiện thực tế. Các tiêu chuẩn kỹ thuật phải tuân thủ theo Quyết định số 3796/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2013 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Dự án.

Để đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình, Dự án phải tuân thủ thực hiện theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Thực hiện theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được lập theo quy định và đơn giá của địa phương.

Với các hạng mục đầu tư bổ sung tuyến QL19, phù hợp với nhu cầu thực tế của tuyến đường, lập lại trật tự giao thông trên tuyến và tổ chức thu phí với mức hợp lý nhằm đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt từ Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Đây cũng là nỗi niềm của người lính Tổng công ty 36 - Bộ Quốc phòng trên tuyến đường huyền thoại này.

Ý kiến của bạn

Bình luận