Quản lý, khai thác đường cao tốc hiện nay:Phát sinh bất cập bảo trì

Tác giả: Hoàng Long

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 23/04/2022 07:06

Sau gần 10 năm kể từ tuyến cao tốc đầu tiên đưa vào vận hành, khai thác, nhiều bất cập đã bộc lộ liên quan đến công tác bảo trì làm gia tăng kinh phí, nguy cơ mất ATGT và tiềm ẩn TNGT trên các tuyến cao tốc cần phải khắc phục; nhất là khi đến năm 2025 nước ta xây dựng, đưa vào khai thác 3.000 km đường cao tốc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng.

 

Nhiều tuyến đường đã xuốn

Nhiều đoạn trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuống cấp sau thời gian dài đưa vào khai thác. Ảnh: VOV

Nhiều đoạn trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuống cấp sau thời gian dài đưa vào khai thác. Ảnh: VOV

cấp

Thời gian vừa qua, một số tuyến cao tốc đã xảy ra tình trạng xuống cấp, mặt đường không êm thuận, làm ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông (ưu thế của đường cao tốc), nguy cơ mất an toàn, xảy ra TNGT, điển hình là cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Điều này cho thấy công tác duy tu, bảo trì đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều tuyến đường đã khai thác quá thời hạn đối với lớp mặt đường, sơn kẻ trên mặt đường và biển báo hiệu quá thời hạn chưa được sửa chữa lại hoặc thay thế, dẫn đến nhiều đoạn đường có một số chỉ tiêu độ gồ ghề, độ nhám đã suy giảm tính năng, sơn kẻ đường và biển báo đã mòn, mờ so với khi mới đưa đường vào khai thác.

 Ông Đỗ Chí Chung - Chánh Văn phòng Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đối với tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, sau hơn 8 năm đưa vào khai thác, mặc dù được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên từ năm 2020 đến nay, đồng thời VEC đã sửa chữa khẩn cấp tại nhiều đoạn tuyến tiềm ẩn rủi ro để đảm bảo an toàn khai thác nhưng với việc phương tiện gia tăng, hàng ngày tiếp nhận nhiều phương tiện có tải trọng lớn dẫn đến một số hạng mục, công trình đã xuống cấp, hư hỏng.

Với tình trạng chung đó, ông Vũ Hữu Thành - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) cho biết, trong những năm đầu khai thác, lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường ở mức trung bình, đạt từ 15 đến 20 nghìn lượt xe/1 ngày đêm. Từ năm 2018, khi các tuyến đường khác kết nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào vận hành khai thác (đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn, đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện), đến nay lưu lượng xe lưu thông trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã tăng trung bình gấp 2 đến 3 lần so với thời điểm mới đưa vào vận hành khai thác..., trong khi quy định phải xả trạm khi xảy ra ùn tắc nên cũng làm thất thu cho doanh nghiệp, trong khi phương án tài chính chưa đảm bảo, doanh nghiệp phải chi phí rất lớn trong đó có công tác bảo trì.

Cũng theo ông Chung, hiện nay, VEC đang triển khai thi công công trình sửa chữa hư hỏng, hằn lún, rạn nứt mặt đường đoạn km150+000 - km173+404 cao tốc Nội Bài - Lào Cai (hiện đã hoàn thành sửa chữa 9.641/33.681 m2 mặt đường); chuẩn bị trao thầu gói thầu sửa chữa hư hỏng, hằn lún, rạn nứt mặt đường đoạn km173+404 - km241+922. Tuy nhiên, do vừa thi công sửa chữa, vừa phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông trên tuyến nên việc sửa chữa không thể thực hiện đồng thời ở tất cả các vị trí, do đó VEC đã phân kỳ, sửa chữa trước những đoạn có nguy cơ mất an toàn cao để đảm bảo ATGT. Đối với gói thầu sửa chữa định kỳ hằn lún (đoạn còn lại), Tổng công ty đang gấp rút triển khai đấu thầu, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022.

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương

Nguồn vốn còn hạn chế

Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là kinh phí để thực hiện các công tác bảo trì cần rất nhiều, trong khi nguồn vốn rất hạn chế. Tại các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư hiện nay đã quá thời hạn khai thác, lưu lượng giao thông tăng đến mãn tải, mức phục vụ của đường đã tới hạn nhưng chưa có điều kiện bố trí đầu tư công để nâng cấp, mở rộng và cải tạo; nguồn vốn bảo trì ngân sách giao hàng năm chưa đủ, mặc dù đã ưu tiên trong kế hoạch chi hàng năm nhưng đối với bảo trì cao tốc chưa đủ để thay thế, sửa chữa tất cả các hạng mục.

Theo đánh giá của Tổng cục ĐBVN, các tuyến đường cao tốc do nhà đầu tư thực hiện (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khai thác 2015, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và Pháp Vân - Cầu Giẽ khai thác năm 2016 - 2018) đều mới đưa vào khai thác nên chất lượng mặt đường khá tốt. Bên cạnh đó, một số tuyến đã bắt đầu xuất hiện việc suy giảm các chỉ tiêu kỹ thuật trên mặt đường, sơn kẻ đường và biển báo. Tuy nhiên, do chưa có định mức khung về chi phí bảo trì cả năm của đường cao tốc nên các phương án tài chính trong hợp đồng BOT xác định chi phí bảo trì còn thấp hơn thực tế, chưa xác định hết các chi phí cho tất cả công việc trong quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường cao tốc và hệ thống kết cấu công trình kèm theo (điện chiếu sáng, trung tâm ITS, chi phí phục vụ thu phí, thuế môi trường...).

Trong khi đó, do chính sách bình ổn thị trường, hỗ trợ để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 nên chưa được tăng giá theo lộ trình. Đối với chi phí bảo trì các tuyến cao tốc của VEC cũng gặp những khó khăn nêu trên, đồng thời do đặc thù của VEC, cộng với cơ chế quyết định vốn và thủ tục thực hiện bảo trì còn chậm, trong khi công việc cần được đẩy nhanh nhưng chủ đầu tư lại thực hiện kéo dài. Đó là các hạn chế đối với các tuyến do VEC quản lý, nên dẫn đến nhiều đoạn tuyến chưa được sửa chữa kịp thời.

Để giải quyết vấn đề này, theo lãnh đạo VEC thì cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, vận hành khai thác, thu phí và bảo trì đường cao tốc; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới có nhiều ưu điểm sử dụng trong bảo trì, sửa chữa, thay thế bộ phận, thiết bị lắp đặt vào công trình để tăng thời hạn sử dụng, giảm chi phí, tăng hiệu quả, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát, vận hành khai thác và bảo trì.

Quan trọng nhất, về nguồn vốn trong thời gian tới, việc xem xét bổ sung tăng thêm vốn bảo trì đồng thời với việc xây dựng phương án cân đối, bố trí vốn ưu tiên sửa chữa các hạng mục hư hỏng dẫn đến mất ATGT hoặc nguy cơ làm cho công trình gặp sự cố; bổ sung cơ chế thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư để có thêm nguồn lực bảo trì đường cao tốc.

Đối với đường cao tốc đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, cơ quan nhà nước ký hợp đồng cần tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng công trình, xử lý nghiêm kể cả dừng thu phí khi chất lượng không bảo đảm, nhưng cũng cần tháo gỡ các khó khăn khách quan cho nhà đầu tư như chấp thuận bổ sung các mục, hạng mục mà nhà đầu tư phải bảo trì nhưng chưa có trong hợp đồng, ví dụ bảo trì hệ thống thu phí không dừng ETC, chi phí khắc phục hậu quả sự cố bất khả kháng..., chi phí tham gia cứu nạn, cứu hộ mà chủ phương tiện và người điều khiển giao thông vì lý do đặc biệt không thể chi trả. Riêng đối với đường cao tốc do VEC quản lý, bảo trì, kiến nghị cơ quan quản lý VEC nghiên cứu đổi mới cơ chế phân công, phân cấp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh cần có chi phí bảo trì, sửa chữa đầy đủ và việc thực hiện các thủ tục cần kịp thời, đáp ứng yêu cầu cụ thể.

Ý kiến của bạn

Bình luận