Thuận tiện, an toàn trên, dưới đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Xã hội 07/12/2021 06:40

Phòng CSGT Hà Nội chủ động tổ chức giao thông phục vụ tốt nhất cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn trên, dưới đường sắt Cát Linh – Hà Đông

 

68addbc3063fcd61942e
68addbc3063fcd61942e

Sáng 6/12, Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, CATP Hà Nội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát giao thông đường sắt cũng như các đội nghiệp vụ tiếp tục chủ động, tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tổ chức đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật trự…đảm bảo cho nhân dân, hành khách đi lại an toàn trên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, CATP Hà Nội với đoàn công tác của đơn vị và ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hà Nội Metro cùng thống nhất các nội dung nhằm đánh giá đúng, thực chất những góc cạnh trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Cùng với đó, những soi chiếu đa chiều trong việc đi lại của hành khách tới các nhà ga cũng như bố trí nơi trông giữ phương tiện, phòng, chống dịch Covid-19 cần được nhận diện đầy đủ để phục vụ nhân dân, hành khách được tốt nhất. Đặc biệt, qua việc kiểm tra khảo này, chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông muốn các đơn vị nhận rõ những tác động của sự dịch chuyển hành khách với hệ thống giao thông trên trục Cát Linh – Hà Đông, các khu vực giao thông lân cận từ đó tiếp tục chủ động, hiệu quả hơn nữa trong công tác phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông.

Đại tá Dương Đức Hải đặc biệt quan tâm tới lượng hành khách đi trên tàu và trao đổi với đại diện Hà Nội Metro chi tiết về sự biến động số lượng hành khách ở từng thời điểm, mốc giờ trong ngày. So sánh giữa số lượng hành khách dịch chuyển ra sao giữa ngày thường và cuối tuần. Đi qua từng ga trên cao, chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông cũng yêu cầu Đội Cảnh sát giao thông đường sắt và các đơn vị trong Phòng cần chú ý tới mật độ phương tiện và người tham gia giao thông phía dưới. Mục đích của việc khảo sát kỹ trên của chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông, đó chính là muốn dựng lên được một “bản đồ” dịch chuyển về giao thông trên toàn tuyến Cát Linh – Hà Đông. Qua đó cũng như đánh giá đúng, sát thực những tác động về hoạt động vận chuyển hành khách đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông với các khu vực giao thông xung quanh, các quận, địa bàn nơi tuyến đường sắt này đi qua.

Chia vui với đại diện Hà Nội Metro về số lượng hành khách đang tăng nhanh chóng, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông dự báo: “Chắc chắn trong thời gian sớm tới đây, số lượng hành khách đi tàu sẽ tăng cao hơn nữa. Đặc biệt, sẽ có lượng hành khách “chung thủy” lựa chọn đường sắt trên cao là phương tiện đi lại trong ngày”. Cũng theo chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông, khi học sinh, sinh viên, hành khách đi lại gia tăng đột biến, bên cạnh giảm phương tiện cá nhân đi trên đường thì nó cũng sẽ kéo theo các yêu cầu rất khác với công tác tổ chức giao thông hiện tại. Chính vì vậy, trên cơ sở Kế hoạch của CATP Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông, Đại tá Dương Đức Hải yêu cầu Trung tá Lê Tú, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường sắt, chỉ huy Đội Tham mưu Tổng hợp và các đơn vị Cảnh sát giao thông quản lý địa bàn qua các quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa cần tiếp tục chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp nắm tình hình, xây dựng và triển khai hiệu quả các phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên từng cấp độ, từng địa bàn, từng nhà ga…

Lưu ý với Đội Cảnh sát giao thông đường sắt và các đơn vị thuộc phòng về công tác khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đi lại của người dân trên toàn tuyến, Đại tá Dương Đức Hải yêu cầu các đơn vị tập trung vào 3 điểm ga lớn đầu, giữa và cuối chặng là ga Cát Linh, Phùng Khoang, Yên Nghĩa. “Người dân trước khi lên tàu phải di chuyển từ nhà ra các điểm ga. Việc đi lại trên đường đó của người dân đã thuận tiện, an toàn hay không, hay như người dân ra vào những địa điểm trông giữ phương tiện có gặp khó khăn gì không, chu kỳ đèn tín hiệu giao thông ở các ngã tư, cũng như khu vực giao thông xung quanh các nhà ga đã phù hợp hay chưa, và có cần bổ sung thay đổi gì không…bức tranh toàn cảnh về tác động hữu ích của đường sắt trên cao với giao thông dọc trục, trên toàn tuyến và xuyên qua 3 quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hà Đông phải nhanh chóng được các đơn vị đón đầu, “dựng lên”…”- Đại tá Dương Đức Hải nhấn mạnh.

Khẳng định việc tổ chức hiệu quả giao thông không chỉ giúp người dân, hành khách đi lại thuận tiện, an toàn, mà qua đó còn góp phần đấu tranh, phòng, chống hiệu quả ùn tắc, tai nạn giao thông và cả tội phạm lợi dụng giao thông hoạt động trên đường. Thời điểm cuối năm, cả trên đường sắt trên cao và đường bộ phía dưới, nhu cầu đi lại của người dân, hành khách rất lớn. Không loại trừ, những đối tượng vi phạm pháp luật sẽ có ý định, thủ đoạn lợi dụng việc đi lại của hành khách, người dân trên những loại hình phương tiện công cộng, cá nhân này để hoạt động, gây án. “Nhận diện chính xác những nguy cơ sẽ giúp chúng ta chủ động ngăn chặn từ sớm, từ xa, từ nhiều phía các tác động, ảnh hưởng không có lợi cho hoạt động đi lại của người dân, cũng như qua đó góp phần đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông, an ninh trật tự…”- Đại tá Dương Đức Hải khẳng định.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Mối lo về biến chủng Covid-19 mới vẫn hiển hiện ở nhiều quốc gia, trong khu vực…thì ngoài việc vận chuyển nhanh, nhiều phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách, người dân đi trên tàu. Muốn vậy, công tác phòng, chống dịch Covid-19 phải luôn song hành và là một khâu đặc biệt quan trọng trong cả “chuỗi” vận hành của hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

7dbe25d0f82c33726a3d
Cảnh sát giao thông tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng đảm bảo cho nhân dân, hành khách đi lại an toàn trên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Ngay từ điểm cửa ra, vào đầu tiên của nhà ga Cát Linh, Đại tá Dương Đức Hải đã trao đổi với ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hà Nội Metro về cách thức khai báo y tế, phòng chống dịch. Hành khách khi đi đến các nhà ga đều được đo thân nhiệt, rửa tay diệt khuẩn và khai báo y tế trên tờ khai y tế điện tử. Ngoài ga Cát Linh, tất cả các điểm ga dọc tuyến hành khách đều khai báo y tế với các thức tương tự như trên… “Khi lượng hành khách tăng đột biến trong thời gian tới thì việc khai báo y tế như hiện tại là hoàn toàn không phù hợp, không đảm bảo yêu cầu “5K” theo quy định của Bộ Y tế. Công tác kiểm tra, khai báo y tế này cần phải gấp rút được thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý, phòng, chống dịch, hiện đại, văn minh và thuận tiện, phục vụ tốt nhất cho nhân dân, hành khách… Sử dụng hệ thống camera quét mã QR code chính là một trong những “chìa khóa” giúp nâng cao hơn năng lực cạnh tranh, hiệu quả, an toàn…của hệ thống đường sắt trên cao với các loại hình phương tiện khác trong đó có phương tiện cá nhân”- Đại tá Dương Đức Hải đánh giá.

Trên cơ sở chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp về khai báo y tế trên phần mềm, app PC-Covid của Chính phủ và hệ thống phần mềm VNEID của Bộ Công an cũng như tính hiệu quả, thống nhất của các phần mềm khai báo này, chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông, CATP Hà Nội chỉ đạo Đội Cảnh sát giao thông đường sắt chủ động khảo sát tại các điểm ga, tham mưu, kiến nghị và yêu cầu các đơn vị phối hợp, có liên quan nhanh chóng tổ chức lắp đặt hệ thống camera quét mã QR code của hành khách. Các đơn vị quản lý nhà ga của Hà Nội Metro cần sớm triển khai lắp đặt, đưa hệ thống camera quét mã QR code của Bộ Công an vào sử dụng.

Hiện nhiều trường dữ liệu thông tin của người dân đã được Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tích hợp vào căn cước công dân gắp chíp. Một trong những dữ liệu đó chính là lịch sử khai báo y tế, tiêm vắc xin, các thông tin liên quan đến di chuyển…của hành khách, người dân. Chỉ cần sử dụng căn cước công dân gắn chíp và đưa vào camera quét trong chưa đầy 2 giây là người dân đã hoàn thành việc khai báo y tế rất nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, văn minh và hiện đại.

 Khi được lắp đặt hệ thống camera quét QR code từ máy điện thoại hoặc căn cước công dân gắn chíp của người dân, công tác kiểm soát hành khách cũng như phòng chống hiệu quả Covid-19 sẽ được nâng cao, hiệu quả hơn trước rất nhiều. Biện pháp này vô cùng hiệu quả, qua đó cũng giúp các đơn vị, cơ quan chức năng đánh giá được đầy đủ số lượng, nhu cầu đi lại của người dân trong thời gian tới để từ đó có sự đón đầu, chuẩn bị phục vụ người dân, hành khách hiệu quả, tốt nhất và an toàn nhất.

Ý kiến của bạn

Bình luận