Bắc Giang chống dịch Covid-19: Chuyện hậu trường xúc động giờ mới kể

Tác giả: Bảo Nguyên

saosaosaosaosao
Xã hội 08/02/2022 08:48

Giữa cái nắng nóng hè tháng 6 oi bức, Bắc Giang biến thành “điểm nóng” Covid-19 khi số ca mắc mới tăng chóng mặt hàng nghìn ca ở khu công nghiệp.


Giữa cái nắng nóng hè tháng 6 oi bức, Bắc Giang biến thành “điểm nóng” Covid-19 khi số ca mắc mới tăng chóng mặt hàng nghìn ca ở khu công nghiệp. Trong thời khắc “sinh tử” ấy, hàng chục đoàn y bác sỹ từ Trung ương và các tỉnh xuất quân chi viện cho tỉnh dập dịch.

 

Bac Giang 2
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang mong muốn các đoàn chi viện nỗ lực cao nhất để sớm kiểm soát dịch bệnh C Covid -19

 

Lớp già, lớp trẻ động viên nhau chiến thắng đại dịch
Tháng 5/2021, hình ảnh vị bác sĩ đã nghỉ hưu với gương mặt phúc hậu, tay đặt lên ngực, thể hiện quyết tâm hướng về người dân vùng dịch sau khi được đăng tải trên báo chí đã khiến nhiều người rơi nước mắt.Ông là Nguyễn Văn Trang, từng nhiều năm đảm nhiệm chức vụ Trưởng khoa Nội nhi, Bệnh viện huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Sau khi nghỉ hưu, nhờ kinh nghiệm và sức khỏe tốt nên ông thường xuyên tham gia các hoạt động công tác xã hội, khám chữa bệnh miễn phí cho người dân.“Tôi có thể đảm đương hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân F0, chăm sóc F1. Trong quá trình làm chuyên môn, tôi từng điều trị các bệnh lây lan, tôi có sẵn kiến thức và giờ tôi sẽ học hỏi thêm. Đây là mệnh lệnh từ trái tim, vào vùng dịch có đồng đội, đồng nghiệp áo trắng, có lớp già, lớp trẻ động viên nhau”, ông Trang nói về lý do viết đơn xin tình nguyện đi tuyến đầu chống dịch.Từ Tây Bắc xa xôi, Hoàng Việt Tiệp, khi đó mới 26 tuổi nhanh nhẹn chuẩn bị hành trang cùng đoàn y tế tỉnh Yên Bái lên đường đến Bắc Giang sau khi được Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ điều động.Cầm theo tờ quyết định bỏ trống ngày về, Tiệp chỉ kịp nhắn tin cho bố mẹ: “Con đi Bắc Giang chống dịch theo lời kêu gọi của ngành Y tế, theo sứ mệnh người thầy thuốc...”. Bố mẹ anh vừa lo lắng vừa vui bởi từ bé, trước khi theo học Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Tiệp đã có ước mơ sau này được làm bác sỹ, đi khắp nơi chữa bệnh, giúp người.Là 1 trong 6 điều dưỡng nữ của Bệnh viện TP. Đà Nẵng đến chi viện “điểm nóng” Bắc Giang, chị Võ Thị Hoài Thương (37 tuổi, Khoa Gây mê hồi sức) khiến nhiều người cảm phục khi tâm sự chị nhất quyết xung phong đi chống dịch dù nhà chỉ có 2 mẹ con, chồng chị đã mất cách đây hơn 10 năm do bệnh hiểm nghèo.Cô con gái của điều dưỡng Hoài Thương năm nay đã chuẩn bị lên lớp 10. Chị kể, vì hoàn cảnh một mẹ một con nên con gái cũng có tính tự lập từ nhỏ. Khi quyết định đi Bắc Giang hỗ trợ chống dịch Covid-19, chị cũng hỏi ý kiến con gái. Cô con gái rất hiểu chuyện nên bảo: “Mẹ cứ yên tâm đi và hoàn thành nhiệm vụ, con ở nhà có thể tự chăm lo được. Con lớn rồi chứ bé nữa đâu!”. Hỏi chị, những lúc bận rộn rồi khi hết ca, có khi nào yếu lòng yếu nhớ nhà nhớ con mà khóc? Nữ điều dưỡng bộc bạch: “ Tôi dành buổi tối tranh thủ nói chuyện với con gái, nhớ và thương con thiệt thòi nhưng tôi không dám khóc vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của con. Thành thử trong lòng thương con như phải gồng lên cố tỏ ra là người mẹ mạnh mẽ...”.

Sức mạnh từ sự “chia lửa”
Trò chuyện với PV khi dịch Covid-19 ở Bắc Giang đã được khống chế, Giám đốc Sở Y tế Từ Quốc Hiệu liên tục nhắc câu “cảm phục” và “trân quý” đối với hàng nghìn cán bộ y tế, chuyên gia, học viên, sinh viên ngành y đã hỗ trợ Bắc Giang trong lúc “nước sôi lửa bỏng”. Thời điểm giữa năm 2021, Bắc Giang là địa phương có nhiều ca mắc Covid-19 nhất trong cả nước, có những ổ dịch xuất hiện trong khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đông công nhân làm việc. Đợt dịch này tại Bắc Giang so với các làn sóng dịch trước đó tại Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hải Dương có nhiều điểm khác về quy mô, tốc độ lây lan lẫn mức độ nguy hiểm khi xuất hiện biến chủng Delta ghi nhận lần đầu tại Ấn Độ.Bắc Giang thật sự bước vào một cuộc chiến đúng nghĩa với sự nguy hiểm của đại dịch Covid-19. Do các ổ dịch bùng phát dịch trong các khu công nghiệp lớn với hàng trăm nghìn công nhân nên công tác dập dịch cam go hơn bao giờ hết. Nhờ sự “chia lửa”, hỗ trợ đắc lực của các bộ, ngành và địa phương đã tiếp thêm sức mạnh cho Bắc Giang trong công tác phòng chống dịch.Sáng 04/6, Bắc Giang báo tin vui về Bộ Y tế khi bệnh nhân N.V.G (sinh năm 1987, quê Lục Nam) đã được cai máy thở sau 12 ngày điều trị, đồng thời có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đây là bệnh nhân nặng nhất, tiên lượng xấu nhất đã thoát lưỡi hái tử thần. Thành công này như liều "doping" tiếp sức cho lực lượng chống dịch. Điều đó chứng tỏ rằng, những nỗ lực của họ đã đem lại kết quả và sự chi viện y tế của bệnh viện các tuyến, từ nhiều tỉnh thành cho tâm dịch Bắc Giang, thật quý giá biết nhường nào... q

Ý kiến của bạn

Bình luận