Theo quan niệm xưa cũ, khi vận chuyển linh cữu trên đường, đi qua cầu cống, các nút giao cắt giao thông, nhiều người dân luôn duy trì tục lệ rải vàng mã "đánh dấu" để người chết biết lối về. Tuy nhiên, tục lệ này có lẽ đến lúc cần phải loại bỏ bởi những hệ luỵ là không hệ nhỏ.
Vừa lái xe qua cầu Vạn Điểm (cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), em tôi giật mình, loạng choạng tay lái. Sau vài giây chấn tĩnh, em tôi (lái xe) mới lấy lại được thăng bằng. Nhìn lên kính lái, hai anh em phát hiện mấy tờ tiền vàng mã đang bám chặt trên kính xe che khuất một phần tầm nhìn. Nguyên nhân là do phía trước có chiếc xe tang chở linh cữu cùng gia quyến vừa vượt qua, vàng mã từ trên xe theo gió bay xuống đường và không gian xung quanh.
Tục lệ rải vàng mã trên các tuyến giao thông khi vận chuyển linh cữu qua cầu, cống, ngã ba, ngã tư đã có từ lâu, với quan niệm "đánh dấu" để người chết biết lối về. Quan niệm là vậy, nhưng thực tế không biết người đã khuất có biết "đường về" hay không? nhưng hậu quả nhãn tiền lại tiềm ẩn nguy cơ TNGT, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí về tiền bạc.
Được biết, đơn vị quản lý đường mỗi năm phải bỏ ra hàng tỷ đồng để vệ sinh, quét dọn giúp các phương tiện tham gia giao thông được an toàn, trong đó lượng vàng mã rải đường chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Khi lưu thông trên cao tốc phương tiện đi với tốc độ cao, nếu không xử lý kịp thời tai nạn có thể xảy ra, khi đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Trên cao tốc nếu không làm chủ được tay lái, giữ đúng khoảng cách hoặc vướng vật cản thì tai nạn liên hoàn hoàn toàn có thể xảy ra, hậu quả sẽ khôn lường...
Một hủ tục cần được loại bỏ!
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.