Công ty có phạm vi quản lý trải dài qua địa bàn 05 tỉnh, thành phố từ km 12+000 (khu gian Văn Điển – Thường Tín) đến km 137+300 (khu gian Đồng Giao – Bỉm Sơn) trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, với đặc thù phần lớn nằm trong khu vực đất nền đường lún ép thường xuyên biến dạng ray, tà vẹt đã cũ.
Theo báo cáo thống kê cho thấy, năm 2022, trong công tác duy tu sửa chữa cầu đường phụ kiện đều được xiết sửa bằng máy; 10 km được chèn bằng máy chèn 08-8GS; 04 km được sàng đá bằng máy sàng RM 74BRU của Cộng hòa Áo; hơn 17 km được xiết bu lông bằng máy TEM2 và 58 ca máy KGT/V. Các điểm phụt bùn, mối chài, lỏng được sửa chữa triệt để. Thay thế 130 thanh ray P50L=25m; 3.740 thanh TVBT DƯL cộng phụ kiện đồng bộ; bổ sung 4.532 m3 đá dăm...
Điểm nổi bật trong những cách làm sáng tạo của Công ty cổ phần đường sắt Hà Ninh năm 2022 chính là việc chủ động chia công, khoán đường cho người lao động. Ông Đỗ Hồng Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Hà Ninh cho biết: Với 14 cung đường, 04 cung chắn, 02 cung cầu, 04 đường sắt, tổng số 540 công nhân, để nâng cao hiệu quả, bên cạnh việc giám sát chặt quá trình thi công sửa chữa, đơn vị áp dụng hình thức chia công, khoán đường, gắn trách nhiệm cá nhân trên mỗi cây số được giao. "Nếu trong tháng, người lao động hoàn thành đủ số công khoán, không để xảy ra sự cố trên phần được giao sẽ được hưởng thêm tiền công bằng số công khoán xem như tiền thưởng tháng. Ngược lại, sẽ bị trừ vào lương nếu không hoàn thành và tính vào thành tích thi đua năm", ông Sơn cho biết thêm.
Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Công ty thăm, động viên người lao động tại công trình
Với tư duy cách làm trên đã bỏ đi tư tưởng ỷ lại, giúp người lao động chủ động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng duy tu, sửa chữa cầu đường. Trong những năm qua, Công ty cổ phần đường sắt Hà Ninh đã đảm bảo tuyệt đối an toàn, liên tục góp phần tăng tốc độ chạy tàu. Năm 2022, tốc độ bình quân 78 km/h; năm 2023 tốc độ bình quân 79 km/h, trong đó có 4,8 km tốc độ lên đến 90 km/h (Km 112+000 - Km 116+800). Số điểm xóc lắc vượt ngưỡng tiêu chuẩn do máy đo từ 24,79 điểm/km năm 2022 giảm còn 19,25 điểm/km.
Hiện toàn tuyến có 571 đường ngang và lối đi dân sinh, tuy nhiên, chỉ có 56 điểm có gác chắn, 91 điểm phòng vệ bằng hệ thống cảnh báo tự động có cần chắn tự động và phòng vệ bằng biển báo, số còn lại là lối đi dân sinh tự mở. Công ty cũng phối hợp với các địa phương và các doanh nghiệp duy trì cảnh giới tại 41 vị trí.
Nhờ có người cảnh giới, nên tại các vị trí trên, TNGT, ùn tắc giao thông đã chấm dứt. Cùng đó, đơn vị cũng chủ động phối hợp thực hiện hiệu quả "Quy chế phối hợp đảm bảo TTATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt theo văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT và UBND tỉnh Nam Định".
Trong năm 2023, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng địa phương phối hợp xử lý hai vụ xâm lấn hành lang ATGT tại địa bàn xã Ninh An, huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình. Tổ chức đóng 15 vị trí lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn; Sửa hệ thống rào chắn, gờ giảm tốc, cắm mới 04 biển cảnh báo tại các lối đi dân sinh, phát quang tầm nhìn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.