img

Tác giả: Nhóm P.V

saosaosaosaosao

1. BỘ GTVT THAY ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐÓN TÂN BỘ TRƯỞNG

Theo Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 28/8/2022 của Chính phủ Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT, Bộ GTVT có 23 đầu mối (giảm 4 đầu mối so với trước đây) với 8 vụ chức năng, 8 cục quản lý chuyên ngành, Thanh tra, Văn phòng, Trung tâm Công nghệ thông tin, Viện chiến lược và phát triển GTVT, Trường Cán bộ quản lý GTVT, Báo Giao thông và Tạp chí GTVT. 

Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Ngày 21/10, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, với đại đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT.

Sau đó một ngày, tại Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, GTVT là lĩnh vực nhận được đầu tư nhiều nhất trong nhiệm kỳ này để thực hiện đột phá chiến lược về hạ tầng, nhất là hạ tầng GTVT. "Đảm nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ GTVT là vinh dự lớn, đồng thời cũng là thách thức không hề nhỏ”, Thủ tướng nói và bày tỏ tin tưởng Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn đoàn kết cùng các thành viên Chính phủ, nỗ lực, cố gắng hơn nữa, cùng tập thể Lãnh đạo và toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành giao thông đoàn kết, thống nhất, "vững tay chèo"; phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực khắc phục những hạn chế, tồn tại, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 1.

2. KHỞI CÔNG 12 DỰ ÁN THÀNH PHẦN CAO TỐC BẮC - NAM VÀ HOÀN THÀNH 22 DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

Năm 2022, Bộ GTVT đã khởi công 18 dự án trong đó có 12 dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 và hoàn thành đưa vào khai thác 22 công trình giao thông trọng điểm quốc gia đáp ứng yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ. Điển hình, ở lĩnh vực đường bộ, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã hoàn thành đưa vào khai thác đoạn Cao Bồ - Mai Sơn dài 15,2km, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài 98,3km; Đồng thời khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 vào ngày 1/1/2023.

Đây là những công trình, dự án có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc trên cả nước, từng bước tạo đột phá chiến lược về "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội", trong đó xác định ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã định hướng. Đồng thời tiến gần hơn mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.  

Bộ GTVT cũng đã hoàn thành đưa vào khai thác dự án đường cất hạ cánh và đường lăn tại Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất; Khởi công nhà ga hành khách T3, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Dự án thành phần 2 Cảng HKQT Long Thành (giai đoạn 1) và nâng cấp dự án CHK Điện Biên, chuẩn bị các thủ tục, điều kiện để xây dựng nhà ga T2 sân bay Cát Bi, nâng cấp, mở rộng sân bay Côn Đảo… Đồng thời, đã khánh thành và đưa vào khai thác đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sau hơn 10 năm xây dựng.

Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 2.

3. BỘ GTVT TIẾP TỤC LÀ 1 TRONG CÁC BỘ NGÀNH ĐỨNG ĐẦU VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Bộ GTVT tiếp tục đưa nhiều thủ tục hành chính, dịch vụ công trên hệ thống Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó lĩnh vực đường bộ duy trì cung cấp 99 dịch vụ công trực tuyến (trong đó có 96 dịch vụ mức độ 4, 03 dịch vụ mức độ 3). Lĩnh vực hàng hải, tiếp tục rà soát, tính chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và thực hiện đơn giản hóa 13/115 thủ tục hành chính; hoàn thành việc nhập dữ liệu các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực hàng hải trên Phần mềm thống kê, rà soát, tính chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đối với 13 thủ tục hành chính nêu trên; Triển khai 53 thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ GTVT do Bộ phận Một cửa tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan Cục Hàng hải VN. 

Năm 2022, Bộ GTVT đạt giải thưởng Chuyển đổi số xuất sắc do Bộ TT&TT trao tặng tại cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia.

Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 3.

4. HOÀN THÀNH THU PHÍ TỰ ĐỘNG KHÔNG DỪNG TRÊN TẤT CẢ CÁC CAO TỐC, QUỐC LỘ

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, 147 trạm thu phí với tổng số 857 làn thu phí đã được đầu tư, lắp đặt hoàn thiện thiết bị thu phí điện tử không dừng; các tuyến cao tốc trên cả nước đã thực hiện thu phí điện tử không dừng hoàn toàn từ ngày 01/8/2022. Các trạm thu phí mở trên các tuyến quốc lộ đã được vận hành thu phí điện tử không dừng theo phương án chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều xe chạy. 

Đến 15/11/2022, đã có 4.206.341 phương tiện được dán thẻ đầu cuối trên toàn quốc, đạt 90,74% lượng xe ô tô lưu hành.

Việc đưa vào khai thác hệ thống ETC trên toàn bộ các tuyến cao tốc giúp nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian lưu thông, chi phí cho chủ phương tiện, giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường; thuận tiện, minh bạch và tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý, giám sát.

Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 4.

5."BÙNG NỔ" HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA SAU ĐẠI DỊCH

Ngay từ đầu năm, khi dịch Covid-19 từng bước được khống chế, cuộc sống dần trở lại bình thường, hàng không đã chớp thời cơ rất tốt để đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Tính chung 11 tháng đầu năm, đã có 90,8 triệu khách thông qua các cảng hàng không, tăng 221% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 18,4% so với cùng kỳ 2019 (thời điểm trước khi xảy ra đại dịch).

Cũng trong thời gian này, công tác điều hành bay đi/đến đạt 422 nghìn chuyến, tăng 182% so với cùng kỳ năm 2021; Điều hành bay quá cảnh đạt 155 nghìn chuyến, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2021. 

Mặc dù số lượng khách, số chuyến bay tăng cao nhưng không để xảy ra những vụ việc, sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng hoặc uy hiếp đến an ninh, an toàn bay.

Khả năng "bùng nổ" của hàng không nội địa càng rõ ràng bởi tính đến ngày 18/12, nhiều đường bay nội địa dịp cao điểm tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (14 Tháng Chạp đến 15 Tháng Giêng) đã có tỷ lệ đặt chỗ khá cao. Chẳng hạn, chặng bay Đà Nẵng - TP.HCM có tỷ lệ đặt chỗ cao nhất là 91,9% vào ngày 29/1/2023; Chặng bay Hải Phòng - TP.HCM có tỷ lệ đặt chỗ cao nhất là 93% vào ngày 29/1 và 88% vào 28/1/2023.

Bổ sung số lượng slot, tăng tham số điều phối đường cất/hạ cánh, thêm các chuyến bay đêm… là những động thái mà cơ quan chức năng và các hãng hàng không đang thực hiện để phục vụ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không dịp Tết Nguyên đán 2023.

Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 5.

6. KHỞI CÔNG DỰ ÁN THÀNH PHẦN 2 SÂN BAY LONG THÀNH, NHÀ GA T3 TÂN SƠN NHẤT

Dự án thành phần 2 "Các công trình phục vụ quản lý bay" thuộc dự án sân bay Long Thành khởi công ngày 29/9, tổng mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng. Trước đó, giai đoạn 1 (tổng mức đầu tư 109.111,742 tỷ đồng, công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm) của siêu dự án này chính thức khởi công ngày 5/1/2021, với Dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong cảng hàng không).

Ngày 24/12, Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng cũng chính thức khởi công nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu (đang khai thác hơn 26 triệu khách/năm, quá tải hơn 1,7 lần công suất thiết kế).

Sau khi hoàn thành nhà ga T3 (dự kiến cuối năm 2024), sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khai thác 90% chuyến bay nội địa, 10% chuyến bay quốc tế; Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1 dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2025) sẽ khai thác 10% chuyến bay nội địa, 90% chuyến bay quốc tế, qua đó tạo sức bật cho ngành hàng không Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế lớn nhất ASEAN.

Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 6.

7. GIẢI NGÂN HƠN 50 NGHÌN TỶ ĐỒNG, CAO NHẤT CÁC BỘ NGÀNH TRUNG ƯƠNG

Bộ GTVT đã phân bổ chi tiết toàn bộ số vốn được giao khoảng khoảng 55.051 tỷ đồng (trong đó giao đầu năm 50.328 tỷ đồng, giao bổ sung 4.723 tỷ đồng vào tháng 10/2022) qua 9 đợt giao và điều chỉnh kế hoạch. Lũy kế đến cuối tháng 12/2022, Bộ GTVT đã giải ngân khoảng 41.113 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch so với kế hoạch được bổ sung (55.051 tỷ đồng), đạt 81% so với kế hoạch giao đầu năm (50.328 tỷ đồng).

Dự kiến đến hết tháng 12/2022 giải ngân đạt khoảng 84% kế hoạch, dự kiến đến hết tháng 1/2023 (thời hạn kết thúc giải ngân năm 2022 vào ngày 31/1/2023), Bộ GTVT sẽ phấn đấu giải ngân 95% (khoảng hơn 52 nghìn tỷ đồng) vốn ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong Công điện số 1076/CĐ-TTg về yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ biểu dương các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng đầu năm 2022 đạt cao, trong đó có Bộ GTVT...

Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 7.

8. TNGT TIẾP TỤC ĐƯỢC KIỀM CHẾ, GIẢM SÂU CẢ 3 TIÊU CHÍ SO VỚI TRƯỚC ĐẠI DỊCH

Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2022 (tính từ ngày 15/12/2021 đến 14/12/2022), giao thông trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19, toàn quốc xảy ra 11.457 vụ TNGT, làm chết 6.397 người, bị thương 7.804 người. So với năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch, số vụ TNGT giảm 6.216 vụ (-35,2%), giảm 1.246 người chết (-16,3%), giảm 5.841 người bị thương (-42,81%).

Trong năm 2022, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác tổ chức giao thông, khắc phục các bất cập, xử lý các điểm đen tiềm ẩn TNGT; Bộ Công an chỉ đạo triển khai có hiệu quả Kế hoạch 299, đánh trúng vào hành vi vi phạm có nguy cơ cao dẫn đến TNGT như các chuyên đề: vi phạm tốc độ; vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; kiểm soát tải trọng phương tiện…, qua đó đã giúp kéo giảm TNGT đáng kể.

Những dấu ấn ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 7.

9. GIÁM SÁT CHẶT HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE

Triển khai thực hiện Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, 100% phương tiện kinh doanh vận tải đã hoàn thành lắp đặt camera giám sát và truyền dữ liệu về máy chủ của Cục Đường bộ VN, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý theo dõi, kịp thời chấn chỉnh và xử lý vi phạm trong quá trình phương tiện hoạt động kinh doanh.

Trong khi đó, với việc Bộ GTVT ban hành Thông tư 04 ngày 22/04/2022, hình thức đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã có nhiều thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, việc áp dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT), phần mềm mô phỏng hay cabin tập lái vào chương trình đào tạo giúp việc học lái xe thực chất hơn, hạn chế tình trạng đối phó. Với những yêu cầu bắt buộc về thời gian và kỹ năng thực hành, thao tác, các học viên được đào tạo bài bản hơn, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý khi tham gia giao thông trong thực tế.

Những dấu ấn nổi bật ngành GTVT năm 2022 - Ảnh 9.

https://soha.vn/hau-truong-khong-the-tuong-tuong-o-toa-thap-the-landmark-81-20220531234632229.htm