Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành

Đường bộ 10/04/2023 16:07

Hạng mục quan trọng nhất của dự án là hệ thống vòm thép với 5 nhịp vòm. Trong đó, nhịp vòm giữa (trụ P20 - P21) dài 120m, cao 65m. Đây là nhịp vòm thép cao nhất Việt Nam hiện nay.


Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 1.

Những ngày đầu tháng 4/2023, có mặt trên công trường xây dựng cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh, theo ghi nhận của PV Tạp chí Giao thông vận tải, hàng chục cán bộ, kỹ sư, công nhân của hai nhà thầu Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Công nghệ Nam Anh và Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng Khang Nguyên đang tập trung thi công hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để chuẩn bị đưa công trình vào khai thác cuối tháng 6/2023.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 2.

Cây cầu được xây dựng bắc qua sông Đuống nối hai huyện Tiên Du - Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), khởi công vào tháng 1/2018 với tổng chiều dài hơn 1,5 km, trong đó phần cầu chính dài 1,2 km. Tổng mức đầu tư 1.927 tỷ đồng từ vốn Trung ương, ngân sách tỉnh Bắc Ninh và các nguồn khác.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 3.

Sau hơn 5 năm triển khai thi công, đến nay, các hạng mục chính của dự án đã cơ bản hoàn thành

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 4.

Theo thiết kế, cầu Phật Tích là cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, nhịp chính kết hợp vòm thép và hệ dây cáp treo vào mặt cầu.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 5.

Ngoài phần mặt cầu rộng 22,5m (4 làn xe chạy) cho các phương tiện lưu thông, mỗi bên có làn rộng 2m để người đi bộ tham quan, ngắm cảnh.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 6.

Cầu Phật Tích khác biệt so với các cầu ở Việt Nam là cầu bê tông đúc hẫng kết hợp với vòm thép chịu lực thông qua hệ thống cáp văng. Thông qua các trụ tạm để kê đỡ các khối K I đúc hẫng. Từ trụ K12 đến K16 đúc lệch, vòm vắt qua mặt cầu không như các vòm cầu khác thành một đường song song.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 7.

Hạng mục quan trọng nhất của dự án là hệ thống vòm thép với 5 nhịp vòm. Trong đó, nhịp vòm giữa (trụ P20 - P21) dài 120m, cao 65m từ mặt cầu đến dáy vòm (cao 85m từ mực nước thi công). Đây là nhịp vòm thép cao nhất Việt Nam hiện nay. Nhịp vòm thép quan trọng này do hai nhà thầu Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Công nghệ Nam Anh và Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng Khang Nguyên tổ chức thi công. Đây là hai nhà thầu giàu năng lực và kinh nghiệm nhất Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt thiết bị, hệ thống giải pháp công nghệ thi công các công trình hạ tầng thông, đặc biệt là các cầu vòm thép, cầu dây văng, cầu extradose, cầu dây võng,.. khi đã và đang đảm nhiệm vai trò nhà thầu tại các dự án: Cầu Cửa Lục 1, cầu Cửa Lục 3, cầu Cửa hội, cầu Rào, cầu Đông Trù, cầu Hoàng Văn Thụ,..

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 8.

Trao đổi với Tạp chí Giao thông vận tải, ông Phạm Văn Hoàng - Phó giám đốc Ban điều hành dự án của liên danh nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên cho biết, ngoài nhịp vòm thép giữa, nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên còn đảm nhiệm vai trò sản xuất và lắp đặt hoàn chỉnh kết cấu vòm thép nhịp biên bên phía Thuận Thành (từ trụ P22 - P23) dài 67,5m.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 9.

Phối cảnh cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành sau khi hoàn thành. (Ảnh: Nam Anh Group)

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 10.

Hình dáng kiến trúc với 5 vòm chịu lực mang hình tượng cặp rồng thời Lý, thân rồng cuộn hình chữ S, giữa đỉnh vòm là đầu cặp rồng cất cao, đối xứng nhau qua hòn ngọc, tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời. Mỗi thân rồng có 12 vây tượng trưng cho 12 tháng mưa thuận gió hòa trong năm.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 11.

Cây cầu như một dải lụa vắt qua sông Đuống, những nhịp cầu khi soi bóng xuống dòng sông tạo nên hình ảnh chiếc nón quai thao đặc trưng của người Quan họ. (Trong ảnh: Phối cảnh cầu Phật Tích – Đại Đồng Thành sau khi hoàn thành. Ảnh: Nam Anh Group)

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 12.

Theo ông Hoàng, kết cầu vòm thép có khối lượng khoảng 1.200 tấn được chia thành 17 đốt, trong đó đốt nặng nhất lên tới 95 tấn.

Để thi công kết cấu vòm thép, từ tháng 9/2022, nhà thầu phải tiến hành lắp dựng đà giáo 2.400 tấn, cao 77m và sử dụng cẩu 800 tấn trên sà lan 7.800 tấn để cẩu các đốt vòm thép.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 14.

Quá trình lắp dựng đà giáo cũng hết sức gian nan khi nhà thầu phải dùng hàng chục cọc ống thép đường kính 1,3m cắm xuống lòng sông ở độ sâu 38-40m so với mặt nước.

Đốt hợp long vòm thép do nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên thi công

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 16.

Hiện nay, trên công trường, nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên đang bố trí hàng chục công nhân để tiến hành tháo dỡ hệ giáo thi công gác vòm thép

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 17.

Công nhân nhà thầu điều khiển xe cẩu để phục vụ công tác thi công

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 18.

Hai công nhân đang tiến hành sơn hoàn thiện cấu kiện vòm

Một nhóm công nhân khác đang vệ sinh vật tư

Vật tư sau khi được tháo được đưa lên xà lan để vận chuyển về kho ở trong bờ phía huyện Thuận Thành

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 21.

Theo kỹ sư Nguyễn Trọng Trường (ảnh trái), Trưởng phòng An toàn lao động của liên danh nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên, công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường của nhầ thầu luôn được giám sát nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các công nhân của nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên đều được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ trong quá trình thi công.

Mọi công đoạn thi công của nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên đều được cán bộ an toàn của nhà thầu giám sát 24/24h trong suốt quá trình thi công

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 23.

Đại diện nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên cho biết, dự kiến công tác tháo dỡ đà giáo sẽ hoàn thành vào cuối tháng 4/2023. Sau đó, nhà thầu sẽ tiến hành lắp cáp dây văng.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 24.

Một ống lắp đặt cáp văng đã chờ sẵn

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 25.

Theo ông Hoàng, tại dự án cầu Phật Tích, nhà thầu Nam Anh – Khang Nguyên đảm nhận cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh cáp dây văng và neo cáp, trong đó sẽ treo và căng 52 bó cáp treo loại sợi 7mm cho cả 5 nhịp vòm thép. "Hiện nay, phần việc của nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên đang đảm bảo đúng tiến độ để hoàn thành dự án ngày 30/6/2023 theo yêu cầu cùa chủ đầu tư", ông Phạm Văn Hoàng - Phó giám đốc Ban điều hành dự án của liên danh nhà thầu Nam Anh - Khang Nguyên chia sẻ.

Phóng sự ảnh: Mục sở thị cầu vòm thép cao nhất Việt Nam chuẩn bị khánh thành - Ảnh 26.

Cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần hình thành mạng lưới giao thông khép kín giữa khu vực Bắc Đuống và Nam Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, kết nối vùng với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và phụ cận như: TP.Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương qua QL1, QL38, QL5, QL17 và các tuyến Tỉnh lộ 276, Tỉnh lộ 287.