Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 38/2024/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ. Thông tư này quy định về tốc độ thiết kế của đường bộ, tốc độ khai thác và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông trên đường bộ, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Thông tư này được áp dụng đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng và tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ thiết kế, tốc độ khai thác của đường bộ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông trên đường bộ và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Theo cơ quan soạn thảo trước đây Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, để hướng dẫn chi tiết Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đến nay, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã được thay thế bằng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ, hai Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Vì vậy việc ban hành Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ để thay thế Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT là cần thiết để kịp thời hướng dẫn thực hiện khi hai Luật này có hiệu lực.
Cũng theo cơ quan soạn thảo, về cơ bản Thông tư số 38/2024/TT-BGTVT kế thừa Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT và có bổ sung khoản 5, khoản 6 của Điều 9.
Cụ thể như sau:
Trường hợp đường bộ đang khai thác nằm trong khu vực đông dân cư có điều kiện thuận lợi để đảm bảo ATGT đường bộ (đường được thiết kế đảm bảo điều kiện kỹ thuật và không có nút giao cùng mức với đường khác); hoặc có điều kiện bất lợi (đường một chiều hoặc đường hai chiều có tổng bề rộng phần xe chạy nhỏ hơn 3 m và tập trung công trình hạ tầng liên tiếp, sát mép phần xe chạy, tầm nhìn hạn chế), Cơ quan quản lý đường bộ thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng khác xem xét, quyết định tốc độ khai thác tối đa cho phép lớn hơn hoặc nhỏ hơn giới hạn (tại bảng dưới) và tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa.
Trường hợp đường bộ đang khai thác nằm ngoài khu vực đông dân cư và thuộc các đoạn đường cấp IV, cấp V, cấp VI theo tiêu chuẩn kỹ thuật, có điều kiện bất lợi, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mất ATGT (bán kính đường cong nhỏ, đường cong liên tiếp, độ dốc lớn, tầm nhìn hạn chế), Cơ quan quản lý đường bộ thẩm quyền chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng khác xem xét, quyết định khai thác tốc độ tối đa cho phép nhỏ hơn giới hạn (tại bảng dưới) và tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa.
Xem chi tiết tại đây
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.