Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông

Đường dây nóng 24/12/2024 06:17

Sau khi đường Dương Thiệu Tước (Tx. Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) được mở rộng, gần chục cột truyền tải đường dây thông tin, tín hiệu đường sắt Bắc – Nam đang từ mép đường bỗng "bị đẩy" ra gần giữa đường, gây nguy hiểm cho phương tiện và nguy cơ mất an toàn hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt.

Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 1.

Dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình được “mọc” trên đường giao thông.

Trong tháng 12/2024, phóng viên Tạp chí GTVT khảo sát tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam đoạn qua phường An Cựu (Tp. Huế) và phường Thủy Dương (Tx. Dương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) ghi nhận tình trạng nhiều đoạn cột truyền tải đường dây thông tin, tín hiệu (TTTH) đường sắt không còn hành lang bảo vệ an toàn. Nhiều công trình nhà dân, cây cối và cột đường dây truyền tải đan xen, nhà "vây"cột và ngay bên dưới dãy dây thông tin, tín hiệu.

Đáng chú ý, trên đường Dương Thiệu Tước đoạn từ Kiệt 2 đến số nhà 30 (phường Thủy Dương), với chiều dài khoảng gần 300 m, rộng 5 - 6 m, từ vài năm nay tồn tại một dãy khoảng 10 cột truyền tải đường dây TTTH đường sắt nằm trên đường giao thông, có cột nằm tại vị trí 1/3 chiều rộng đường. Người dân cho biết, tuyến đường này nhiều phương tiện quan lại và cũng xảy ra nhiều vụ xe máy, ô tô đâm va vào cột TTTH đường sắt gây thương tích cho người, phương tiện và hư hại cột.

Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 2.
Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 3.
Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 4.

Trước đây dãy cột TTTH đường sắt vốn nằm sát lề đường nhưng từ khoảng năm 2020, sau khi đoạn đường trên được cải tạo, mở rộng thì dẫn đến việc "dãy cột nằm trên đường".

Khảo sát cho thấy, đường Dương Thiệu nằm tiếp giáp và song song với đường sắt Bắc – Nam, với chiều cao mặt đường bằng với mặt chân đáy ta luy đường sắt. So với đoạn khác, đoạn từ Kiệt 2 đến số nhà 30 đường Dương Thiệu Tước (có dãy cột trên đường) mở rộng hơn, với đường cống thoát nước, cột điện chiếu sáng bên phía nhà dân được xây dựng mới.

Ông Lê Viết Lợi (có địa chỉ số nhà 14, đường Dương Thiệu Tước) kể lại, "Sau khi đường trước mặt được mở rộng thì xảy ra nhiều vụ tai nạn người dân đi xe máy đâm va do tránh nhau lúc qua đoạn có cột đường dây thông tin dẫn đến gãy chân, tay, cũng may mà chưa có vụ nào chết người. Các vụ tai nạn đều không có ai lập biên bản, người dân tự giả quyết nên không nhớ hết bao nhiêu vụ tai nạn.

Ông Nguyễn Văn Sương (Số nhà 28, đường Dương Thiệu Tước) Bí thư chi bộ Tổ 2, phường Thủy Dương, Tx. Hương Thủy chỉ vào cột điện ngay trước cửa nhà cho biết: "Từ khi con đường được mở rộng hơn, cột dây thông tin nằm trên đường thì nhiều xe máy di chuyển qua đã đâm vào cột này, nhất là vào buổi tối, bị hạn chế tầm nhìn, có người phải nằm viện cấp cứu. Có cả xe tải 5 tấn cũng đã từng đâm vào cây cột này. Vừa rồi Hội đồng nhân dân Tx. Hương Thủy cũng đã đến khảo sát, cử tri chúng tôi kiến nghị sớm xử lý dãy cột nói trên để tránh tai nạn.

Trước ý kiến của người dân, Pv Tạp chí GTVT đã đến UBND phường Thủy Dương và liên lạc qua điện thoại với lãnh đạo phường nhưng chưa liên lạc được.

Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 5.
Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 6.

Đơn vị trực tiếp quản lý bảo trì, vận hành hệ thống cột đường dây TTTH đường sắt Bắc – Nam đoạn qua tuyến đường Dương Thiệu Tước cho biết, vị trí dãy cột và hệ thống đường dây trên đã có từ năm 1975 đến nay và được duy trì để phục vụ chạy tàu.

Về phía đơn vị trực tiếp quản lý bảo trì, vận hành hệ thống cột đường dây TTTH đường sắt Bắc – Nam đoạn qua tuyến đường Dương Thiệu Tước, ông Trịnh Quang Hòa - Phó Giám đốc Công ty CP Đường sắt Thông tin tín hiệu Đà Nẵng cho biết, vị trí dãy cột và hệ thống đường dây trên đã có từ năm 1975 đến nay và được duy trì để phục vụ chạy tàu. Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ cột, đường dây thông tin đường sắt được căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 56/2018 của Chính phủ quy định về về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đó là: Phạm vi bảo vệ phía trên, phía dưới, hai bên đường dây (tính từ mép đường dây ngoài cùng) là 2,5 m. Trường hợp đường dây, cột thông tin hiện hữu đang khai thác mà không đảm bảo phạm vi trên thì chủ công trình khi nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.

Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 7.
Thừa Thiên Huế: Cần bảo vệ an toàn dãy cột thông tin đường sắt Bắc – Nam vô tình “mọc” trên đường giao thông - Ảnh 8.

Những hàng cột thông tin đường sắt vô tình “mọc” như trên gây ảnh hưởng đến cả ATGT đường bộ và an toàn hệ thống TTTH đường sắt.

"Trong quá trình quản lý bảo trì, vận hành hệ thống cột, đường dây tín hiệu trên tuyến đường Dương Thiệu Tước, đơn vị thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ hàng lang an toàn cột, đường dây thông tin, tín hiệu đường sắt. Tuy nhiên vẫn xảy ra vấn đề trên", ông Hòa cho biết.

Đề cập vấn đề trên, một cán bộ quản lý của Phòng Thanh tra – An toàn II của Cục Đường sắt VN cho biết, thực tế hệ thống cột, đường dây thông tin đường sắt nói trên đã có từ những năm 1975, khi đó chưa có khu dân cư cũng như chưa có tuyến đường chạy dọc theo hàng cột. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cũng như quá trình quản lý phát sinh vấn đề đan xen, tồn tại giữa lịch sử và xây dựng mới.

"Vấn đề xuất hiện "cột nằm trên đường" như trên ảnh hưởng đến cả an toàn giao thông đường bộ và an toàn hệ thống TTTH đường sắt phục vụ chạy tàu tuyến Bắc – Nam. Do đó, Cục Đường sắt VN và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đều đang quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo, đề xuất phương án giải quyết vấn đề này. Hiện chúng tôi đang rà soát, xác minh các nội dung liên quan về đề xuất giải quyết theo quy định của Luật Đường sắt", ông này cho biết.