Bậc phổ thông ở Úc, không có sách giáo khoa hay giáo trình cố định để dạy cho học sinh. |
1. Không có đánh giá hạnh kiểm học sinh trong quá trình học. Kết quả học tập của học sinh chỉ có điểm và nhận xét của giáo viên về khả năng của học sinh trong môn học đó, điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.
2. Không có bài kiểm tra miệng hay 15 phút đầu giờ nên hầu như học sinh không bao giờ phải thức khuya học bài vì lo hôm sau cô kiểm tra miệng hay 15 phút đột xuất.
3. Không có giáo viên chủ nhiệm từ lớp 6 trở lên. Đầu giờ có giáo viên điểm danh theo từng khối. Học sinh nào vắng mặt nhà trường sẽ gửi tin nhắn về cho phụ huynh ngay lập tức để biết lý do.
4. Không có sách giáo khoa hay giáo trình cố định để dạy cho học sinh. Giáo viên tự soạn bài giảng dựa vào khung chương trình. Trên lớp giáo viên phát tài liệu cho học sinh hoặc hướng dẫn học sinh lên mạng tìm tài liệu học.
5. Không có việc Sở giáo dục hay Bộ giáo dục ra để thi học kì hay cuối năm cho học sinh. Giáo viên dạy môn nào sẽ tự ra đề thi cuối kì cho học sinh lớp đó.
6. Không có việc đánh giá năng lực giảng dạy và chuyên môn của giáo viên dựa trên kết quả học tập của học sinh. Trước khi được giảng dạy, giáo viên đã phải trải qua kì thi sát hạch chuyên môn và kĩ năng giảng dạy của một tổ chức được chính phủ cấp phép.
7. Không có việc thông báo kết quả học tập của học sinh trước lớp hay toàn trường. Những bạn nào đạt kết quả học tập tốt sẽ được nhà trường gửi giấy mời tới dự lễ vinh danh cùng với bố mẹ của mình.
8. Không có họp phụ huynh thường xuyên, liên tục. Một năm họp phụ huynh một lần. Nhà trường gửi thông báo cho phụ huynh về buổi họp phụ huynh. Ai muốn tham dự thì đăng kí qua mạng. Trong buổi họp, phu huynh có cơ hội gặp tất cả các giáo viên dạy con mình. Giáo viên sẽ nhận xét cụ thể về kết quả học tập của học sinh.
9. Không có các khoản phí phụ như quỹ phụ huynh học sinh, phí xây dựng, phí vệ sính, phí mua bàn ghế, phí mua máy điều hòa... ngoài học phí theo quy định của trường hoặc của bang.
10. Không có sự phân biệt tầm quan trọng của các môn. Các môn học được đánh giá có tầm quan trọng như nhau tùy theo sở thích và khả năng của học sinh. Em giỏi môn thể dục cũng được vinh danh như em giỏi môn toán.
Các môn học được đánh giá có tầm quan trọng như nhau tùy theo sở thích và khả năng của học sinh. |
Với mục tiêu giáo dục của UNESCO là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” thì dường như người Việt chúng ta lại có xu hướng tạo cho các con của mình học với mục đích khác, chẳng hạn như: Học vì điểm số, học cho bố mẹ, học để kiếm được việc nhàn, lương cao...
Chúng ta không thể thay đổi chính sách giáo dục nhưng chúng ta có thể tự thay đổi cách nhìn nhận về việc học của con mình.
Hãy giúp con bạn tìm niềm vui trong học tập bằng cách đừng ép con đi học thêm, cùng con giải quyết các bài tập trên lớp. Hướng dẫn con cách học có hiệu quả. Nếu bạn không có chuyên môn, hãy khuyến khích con bạn hỏi giáo viên bộ môn hay bạn học cùng lớp. Đừng tạo thêm áp lực cho con của bạn vì việc học ở trường cũng đủ làm cho các con bị “quá tải” rồi!
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.