10 thảm họa hàng không thảm khốc nhất thế giới (Phần cuối)

Bạn đọc 18/04/2015 07:29

Như đã giới thiệu trong phần trước, do tính chất đặc biệt của mình, ngành hàng không luôn được dư luận chú ý đến, đặc biệt trong những vụ tai nạn. Không hề có một vụ tai nạn xe hơi, tàu biển nào có thể tạo ra số lượng thương vong lớn như một vụ máy bay gặp nạn.


Japan Airlines Flight 123 – 1985

Japan-Airlines-Flight-123-–-1985

Địa điểm: Ueno, Nhật Bản

Thương vong: 520 chết

Sống sót: 4

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia hàng không, chuyến bay 123 của Japan Airlines là thảm kịch hàng không lớn nhất đối với tai nạn 1 máy bay. Tai nạn xảy ra trong thời điểm bận rộn nhất trong năm của ngành hàng không, mặc dù chỉ là chuyến bay nội địa, những Japan Airlines 123 đã hoàn toàn chật kín hành khách.

Chỉ 12 phút sau khi máy bay cất cánh, khu vực giữa đuôi máy bay và cabin đã có dấu hiệu hỏng hóc, xé nát bánh lái và hệ thống bồn thủy lực, khiến cho hệ thống điều khiển máy bay trở nên hoàn toàn vô dụng.

Đối với trường hợp kể trên, giải pháp duy nhất để có thể nắm lại quyền điều khiển là thông qua việc cân bằng lực giữa các động cơ, nhằm đối phó với nguy cơ máy bay lật nhào do một động cơ đẩy mạnh hơn cái còn lại. Bằng cách trên, phi công chuyến bay đã tìm cách chuyển hướng máy bay về Tokyo, với dự định hạ cánh tại một sân bay quân sự của Hoa Kỳ gần đấy. Tuy nhiên, chiếc máy bay tiếp tục mất kiểm soát và lao xuống một ngọn núi vào lúc 7 giờ tối.

Một đội tìm kiếm cứu nạn của Mỹ đã định vị được khu vực rơi của máy bay chỉ sao 20 phút xảy ra vụ tai nạn. Tuy nhiên, các nhà chức trách Nhật Bản đã yêu cầu phía Mỹ tránh tiếp cận chiếc máy bay. Dựa trên các báo cáo thu được vào ban đêm, không có một dấu vết sống sót nào của hành khách được tìm thấy. Do vậy, các nhân viên cứu hộ Nhật Bản đã chờ tới buổi sáng, và đã giải cứu thành công 4 nạn nhân

Nguyên nhân chính của vụ tai nạn đến từ một vụ đụng độ giữa Japan Airlines 123 với một máy bay khác, khiến cho phần đuôi máy bay bị hư hại nhẹ. Việc sửa chữa phần va chạm đã được thực hiện sai quy trình, bằng cách sử dụng các miếng kim loại vá khác nhau, các nhân viên sửa chữa đã không đóng đinh tán 3 hàng theo tiêu chuẩn, khiến cho máy bay không thể chịu đựng được áp lực của các chuyến bay và gây ra tai nạn.

Tenerife Disaster – 1977

tenerife2

Địa điểm: Sân bay Tenerife, Đảo Canary
Thương vong: 583 chết
Sống sót: 61

Rất may mắn cho những ai hay di chuyển bằng máy bay, thảm họa hàng không khủng khiếp số 1 thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể xảy ra đến lần thứ 2, do vụ việc này cần tới hàng trăm điều kiện và lỗi lầm khác nhau để có thể xuất hiện.

Sau một vụ đánh bom khủng bố tại sân bay quốc tế Gran Canaria, 5 máy bay lớn và nhiều máy bay nhỏ đã bị chuyển hướng bay đến sân bay Los Rodeo, đảo Tenerife. Tuy nhiên, Los Rodeo có diện tích bé hơn nhiều so với sân bay kể trên, chỉ với một đường băng cất cánh và đường hạ cánh và 4 khu vực thoát xung quanh.

Thông thường, các máy bay sẽ xếp hàng ở khu vực chờ, sau đó sẽ quay đầu về hướng đường băng và cất cánh. Tuy nhiên, trong trường hợp quá tải trên, các máy bay sẽ phải chờ lâu hơn , khiến cho một số máy bay buộc phải chờ ở khu vực đầu đường băng.

Tại cùng 1 thời điểm, 2 chiếc máy bay 747 mang số hiệu Pan Am 1736 và KLM  4805 chờ cất cánh tại cùng 1 đường băng. Khi chiếc Pan Am chuẩn bị cất cánh, phi công KML cũng quyết định tiếp tục nạp nhiên liệu tại sân bay Los Rodeos nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên đội bay của Pan Am bị nhầm lẫn về hướng cất cánh do không có ký hiệu cụ thể trên đường băng.

Do sự cố chấp của phi công trưởng KLM, ông đã phớt lờ cảnh báo chưa được phép cất cánh từ phía mặt đất, cùng với việc liên lạc giữa 2 bên không rõ ràng, khiến cho các kỹ sư máy bay phải liên tục cảnh báo ông. Tuy nhiên phi công trưởng đã tự ý quyết định cất cánh.

Trong lúc chiếc KLM bắt đầu cất cánh khỏi đường băng, chiếc Pan Am cũng bắt đầu tiến tới khu vực trên. Do trọng lượng nặng, khối lượng lớn chứa đầy nhiên liệu phần đuôi và hệ thống bánh xe của KLM đã chạm vào đầu chiếc Pan Am. Ngay sau đấy, chiếc KLM đã mất thăng bằng và lao xuống đường băng, khiến cho toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng do dám cháy máy bay gây ra. Ngoài ra, chỉ có 61 người trên chiếc Pan Am sống sót.

Sau vụ việc kể trên, các phương pháp liên lạc đã được tiêu chuẩn hóa theo ngôn ngữ chuyên ngành quốc tế nhằm giảm thiểu việc nhầm lẫn. Ngoài ra, quyết định của phi công trưởng có thể bị vô hiệu hóa nếu phần lớn các thành viên còn lại của phi hành đoàn phản đối.

 Hà Vũ

Ý kiến của bạn

Bình luận