Toàn cảnh Đại hội |
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Sau lễ chào cờ, hát quốc ca, quốc tế ca, Đoàn Chủ tịch gồm 17 đồng chí; Đoàn Thư ký gồm 5 đồng chí lên làm việc.
Tham gia Đoàn Chủ tịch có 16 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và một đồng chí Bí thư Trung ương Đảng; trong đó có các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng...
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện trình bày |
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giới thiệu đại biểu và khách mời của Đại hội, gồm các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các đồng chí nguyên Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các đồng chí nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa III, khóa VII khóa VIII, và các đồng chí ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, các chức sắc tôn giáo; đại biểu thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao tại Việt Nam...
Diễn văn khai mạc Đại hội do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày |
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị , Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên khai mạc |
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên khai mạc.
Diễn văn khai mạc do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày khẳng định: Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết, từ tình hình quốc tế, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đến các thách thức mang tính toàn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và cả những thành tựu ngoạn mục của tiến bộ khoa học công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội của đất nước ta cũng như toàn thế giới. Cán bộ, đảng viên, Nhân dân đang mong muốn và đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để khơi thông mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gắn với phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiếp tục đà phát triển đất nước nhanh và bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Đại hội được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đạt được nhiều thành quả rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; góp phần tô đậm những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới; 30 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực hiện cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020. Đồng thời, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế, những vấn đề cần khắc phục, vượt qua cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có trách nhiệm lịch sử to lớn đối với Tổ quốc, đồng bào và dân tộc ta, không chỉ trong giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 mà cho cả những thập niên tới, cho những thế hệ tương lai của đất nước. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đổi mới, hội nhập và phát triển, phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, kiên định niềm tin vào chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; 30 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực hiện cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.Đồng thời, Đại hội kiểm điểm sâu sắc, toàn diện công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng; đặc biệt là bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm những đồng chí thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và trí tuệ đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ to lớn, nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó trong những năm tới.
Tiếp đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là một sự kiện chính trị trọng đại của Đảng ta, đất nước ta và dân tộc ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đang náo nức chờ mong, tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, sáng suốt của Đảng.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giới thiệu đại biểu và khách mời của Đại hội |
Đặc biệt Báo cáo do Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội XIII của Đảng có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, Đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 (kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước), xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đây sẽ là những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta, có ý nghĩa định hướng và tầm nhìn chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới…
Đại hội có nhiệm vụ tập trung kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; kiểm điểm công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XII; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hôm nay (27/1), các đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường về các nội dung được đề cập trong các văn kiện gửi đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Các Đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế gửi điện mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Tính đến ngày 22/01, Đại hội nhận được 215 điện mừng từ 105 đảng, 4 tổ chức khu vực và quốc tế, 76 tổ chức hữu nghị, 15 đoàn ngoại giao và 15 cá nhân đến từ 79 nước. Đây là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với công cuộc Đổi mới của nhân dân Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; và cũng là biểu hiện sinh động của quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Đảng ta với các chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế.
I. 05 điện mừng của các đảng cộng sản cầm quyền và đảng cầm quyền ở các nước láng giềng và các nước bạn bè truyền thống, gồm:
1. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
2. Đảng Cộng sản Trung Quốc
3. Đảng Nhân dân Cam-pu-chia
4. Đảng Cộng sản Cu-ba
5. Đảng Lao động Triều Tiên
II. 25 điện mừng từ các nước Châu Á và Châu Đại Dương, gồm:
1. Đảng Ác-mê-ni-a Thịnh vượng (Ác-mê-ni-a)
2. Đảng A-déc-bai-gian mới (A-déc-bai-gian)
3. Đảng Cộng sản Ấn Độ (Ấn Độ)
4. Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít (Ấn Độ)
5. Đảng Nhân dân Ấn Độ (Ấn Độ)
6. Khối tiến lên Toàn Ấn (Ấn Độ)
7. Đảng Cộng sản Băng-la-đét (Băng-la-đét)
8. Đảng Liên đoàn Nhân dân Băng-la-đét (Băng-la-đét)
9. Đảng Nhân dân Ca-dắc-xtan (Ca-dắc-xtan)
10. Đảng FUNCINPEC (Cam-pu-chia)
11. Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc (Hàn Quốc)
12. Đảng Dân chủ Đấu tranh In-đô-nê-xi-a (In-đô-nê-xi-a)
13. Đảng Xã hội chủ nghĩa Ma-lai-xi-a (Ma-lai-xi-a)
14. Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ Mi-an-ma (Mi-an-ma)
15. Đảng Nhân dân Mông Cổ (Mông Cổ)
16. Đảng Cộng sản Nhật Bản (Nhật Bản)
17. Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (Nhật Bản)
18. Đảng Công Minh (Nhật Bản)
19. Đảng Cộng sản Niu Di-lân (Niu Di-lân)
20. Đảng Cộng sản Ô-xtrây-li-a (Ô-xtrây-li-a)
21. Đảng Cộng sản Pa-ki-xtan (Pa-ki-xtan)
22. Đảng Dân chủ Thái Lan (Thái Lan)
23. Đảng Hành động Nhân dân Xin-ga-po (Xin-ga-po)
24. Đảng Cộng sản Xri Lan-ca (Xri Lan-ca)
25. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (Lào)
III. 33 điện mừng từ các nước châu Âu, gồm:
1. Đảng Cộng sản Ai-len (Ai-len)
2. Đảng Cộng sản Anh (Anh)
3. Đảng Lao động Áo (Áo)
4. Đảng Cộng sản Bê-la-rút (Bê-la-rút)
5. Đảng Lao động Bỉ (Bỉ)
6. Đảng Xã hội chủ nghĩa Bun-ga-ri (Bun-ga-ri)
7. Đảng Cộng sản Đan Mạch (Đan Mạch)
8. Đảng Cộng sản Đức (Đức)
9. Đảng Dân chủ Xã hội Đức (Đức)
10. Đảng Công nhân Hung-ga-ri (Hung-ga-ri)
11. Đảng Liên minh Công dân Hung-ga-ri (Hung-ga-ri)
12. Đảng Cộng sản Hy Lạp (Hy Lạp)
13. Đảng Cộng sản I-ta-li-a (I-ta-li-a)
14. Đảng Dân chủ I-ta-li-a (I-ta-li-a)
15. Đảng Tái lập Cộng sản I-ta-li-a (I-ta-li-a)
16. Đảng cánh tả Lúc-xăm-bua (Lúc-xăm-bua)
17. Đảng Xã hội Môn-đô-va (Môn-đô-va)
18. Đảng Cộng sản Na-uy (Na-uy)
19. Đảng bộ Xanh Pê-téc-bua của Đảng nước Nga Thống nhất (Nga)
20. Đảng Chính trị nước Nga công bằng (Nga)
21. Đảng Cộng sản Liên bang Nga (Nga)
22. Đảng Nước Nga Thống nhất (Nga)
23. Đảng Cộng sản Pháp (Pháp)
24. Đảng Xã hội Dân chủ Ru-ma-ni (Ru-ma-ni)
25. Đảng Cộng sản Séc và Mô-ra-vi-a (Séc)
26. Đảng Cộng sản các dân tộc Tây Ban Nha (Tây Ban Nha)
27. Đảng Cộng sản Ca-ta-lu-ni-a (Tây Ban Nha)
28. Đảng Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ (Thổ Nhĩ Kỳ)
29. Đảng Cộng sản Thụy Điển (Thụy Điển)
30. Đảng Cộng sản Thụy Sĩ (Thụy Sĩ)
31. Đảng Lao động Thụy Sĩ (Thụy Sĩ)
32. Đảng Cộng sản U-crai-na (U-crai-na)
33. Đảng Cộng sản Xlô-va-ki-a (Xlô-va-ki-a)
IV. 31 điện mừng từ các nước châu Mỹ, gồm :
1. Đảng Cộng sản Ác-hen-ti-na (Ác-hen-ti-na)
2. Đảng Cộng sản Ác-hen-ti-na mới (Ác-hen-ti-na)
3. Đảng Đề xuất Cộng hòa Ác-hen-ti-na (Ác-hen-ti-na)
4. Đảng Xã hội Ác-hen-ti-na (Ác-hen-ti-na)
5. Phong trào Tự do miền Nam Ác-hen-ti-na (Ác-hen-ti-na)
6. Đảng Mặt trận Rộng lớn (Ác-hen-ti-na)
7. Đảng Cộng sản Bra-xin (Bra-xin)
8. Đảng Lao động Bra-xin (Bra-xin)
9. Đảng Cộng sản Mác-xít Lê-nin-nít Ca-na-đa (Ca-na-đa)
10. Đảng Cộng sản Ca-na-đa (Ca-na-đa)
11. Đảng Tiền phong nhân dân Cốt-xta Rica (Cốt-xta Ri-ca)
12. Đảng Giải phóng Đô-mi-ni-ca-na (Đô-mi-ni-ca-na)
13. Đảng Lực lượng cách mạng Đô-mi-ni-ca-na (Đô-mi-ni-ca-na)
14. Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na (Đô-mi-ni-ca-na)
15. Đảng Phong trào Tổ quốc cho tất cả (Đô-mi-ni-ca-na)
16. Liên đoàn Công đoàn Đoàn kết Quốc gia (Đô-mi-ni-ca-na)
17. Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Pha-ra-bun-đô Mác-ti (En Xan-va-đo)
18. Đảng Xã hội chủ nghĩa Hai-ti (Hai-ti)
19. Đảng Thống nhất Dân chủ Hôn-đu-rát (Hôn-đu-rát)
20. Đảng Cộng sản Mê-hi-cô (Mê-hi-cô)
21. Đảng Nhân dân Xã hội chủ nghĩa (Mê-hi-cô)
22. Đảng Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Mê-hi-cô (PPSM) (Mê-hi-cô)
23. Đảng Công nhân thế giới (Mỹ)
24. Đảng Cộng sản Mỹ (Mỹ)
25. Đảng Cộng sản Pê-ru Tổ quốc đỏ (Pê-ru)
26. Đảng Cộng sản Pê-ru (Pê-ru)
27. Đảng Nhân văn Pê-ru (Pê-ru)
28. Đảng Cộng sản U-ru-goay (U-ru-goay)
29. Đảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la (Vê-nê-xu-ê-la)
30. Đảng Phong trào Tuyển cử Nhân dân Vê-nê-xu-ê-la (Vê-nê-xu-ê-la)
31. Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (Vê-nê-xu-ê-la)
V. 11 điện mừng từ các nước Trung Đông – Châu Phi, gồm:
1. Đảng Liên minh nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ai Cập (Ai Cập)
2. Đảng Phong trào Nhân dân Giải phóng Ăng-gô-la (Ăng-gô-la)
3. Mặt trận Giải phóng Dân tộc An-giê-ri (An-giê-ri)
4. Đảng Cộng sản Gióoc-đan (Gióoc-đan)
5. Đảng Li-cút (I-xra-en)
6. Đảng Đại hội Độc lập Ma-đa-gát-xca (Ma-đa-gát-xca)
7. Đảng Công lý và phát triển Ma-rốc (Ma-rốc)
8. Đảng Mặt trận Giải phóng Mô-dăm-bích (FRELIMO) (Mô-dăm-bích)
9. Phong trào Giải phóng Dân tộc Pa-lét-xtin (Pa-lét-xtin)
10. Đảng Độc lập và Lao động Sê-nê-gan (Sê-nê-gan)
11. Mặt trận Nhân dân Giải phóng Tây Xa-ha-ra
VI. 04 điện mừng từ các tổ chức quốc tế, gồm :
1. Diễn đàn Phụ nữ châu Âu - Mỹ La tinh
2. Diễn đàn Xao Pao-lô
3. Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP)
4. Liên minh Quốc tế chống đế quốc
VII. 76 điện mừng của các tổ chức chính trị, tổ chức hữu nghị, tổ chức nhân dân, gồm :
1. Viện Văn hóa Ác-hen-ti-na - Việt Nam
2. Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Á-Phi
3. Hội Hữu nghị và hợp tác văn hóa Ấn Độ
4. Liên minh Hợp tác xã châu Á-Thái Bình Dương
5. Tổ chức hòa bình và đoàn kết toàn Ấn Độ
6. Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam
7. Đoàn Thanh niên Cộng sản Anh
8. Đoàn Thanh niên Cộng sản Băng-la-đét
9. Hội Hữu nghị và giao lưu Văn hóa Bê-la-rút - Việt Nam
10. Tổ chức xã hội cộng hòa Bạch Nga (Bê-la-rút)
11. Đoàn Thanh niên Cộng sản Bra-xin
12. Câu lạc bộ các nhà báo Cam-pu-chia
13. Hội Cựu chiến binh Cam-pu-chia
14. Hội Liên hiệp Thanh niên Cam-pu-chia
15. Hội Phụ nữ Cam-pu-chia
16. Liên hiệp Công đoàn Cam-pu-chia
17. Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Cam-pu-chia
18. Tổ chức thanh niên Đảng Nhân dân Cam-pu-chia
19. Hội Đan Mạch - Việt Nam
20. Hiệp hội Kinh tế và Văn hóa Hàn - Việt
21. Hội đồng Kinh tế - Xã hội - Lao động Hàn Quốc
22. Hội Nhà báo Hàn Quốc
23. Liên đoàn quốc gia Hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc
24. Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới
25. Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC)
26. Liên hiệp Công đoàn Thế giới
27. Hội I-ta-li-a - Việt Nam vùng Li-gu-rê
28. Hội Toàn quốc I-ta-li-a - Việt Nam
29. Ngôi nhà thơ Como I-ta-li-a
30. Đoàn Thanh niên Dân chủ Nhân dân Cách mạng Lào
31. Hiệp hội Cựu chiến binh Lào
32. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào
33. Hội Nhà báo Lào
34. Hiệu trưởng Trường Thực nghiệm Quốc gia số 14 mang tên Hồ Chí Minh (Mông Cổ)
35. Dự án 2 phía (Mỹ)
36. Hiệp hội Luật sư Dân chủ Quốc tế (Mỹ)
37. Phong trào 12/12 (Mỹ)
38. Quỹ Monthly Review (Mỹ)
39. Tổ chức con đường giải phóng (Mỹ)
40. Hội đồng Hòa bình và Đoàn kết Nê-pan
41. Đoàn Thanh niên Cộng sản Lê-nin (Nga)
42. Hội Cựu chiến binh Nga tham gia chiến đấu tại Việt Nam
43. Hội Quốc tế Quỹ Hòa bình Nga
44. Hội đồng Hòa bình hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam
45. Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tỉnh I-ba-ra-ki (Nhật Bản)
46. Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản
47. Ủy ban Đoàn kết Á -Phi - Mỹ La-tinh (Nhật Bản)
48. Liên đoàn Sinh viên Pê-ru
49. Hiệp hội các Doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam
50. Tạp chí Văn hóa Ru-ma-ni
51. Công đoàn Gỗ và Xây dựng quốc tế (Síp)
52. Đoàn Thanh niên Cộng sản Tây Ban Nha
53. Liên đoàn báo chí Thái Lan - Hội Nhà báo Thái Lan
54. Đoàn Thanh niên Cộng sản Thụy Sĩ
55. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã hội chủ nghĩa Triều Tiên
56. Hội Hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc
57. Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn Trung Quốc
58. Hội Nhà báo toàn Trung Quốc
59. Tổng Công hội Trung Quốc
60. Hội Cựu Chiến binh U-crai-na
61. Cựu binh Lực lượng vũ trang giải phóng quốc gia Vê-nê-xu-ê-la
62. Hội hữu nghị Cam-pu-chia – Việt Nam
63. Hội hữu nghị Ca-na-đa – Việt Nam
64. Hội hữu nghị Đức – Việt
65. Hội hữu nghị Hung-ga-ri – Việt Nam
66. Hội hữu nghị In-đô-nê-xi-a – Việt Nam
67. Hội hữu nghị I-ta-li-a – Việt Nam vùng Vê-nê-tô
68. Hội hữu nghị Lào – Việt
69. Hội hữu nghị Mi-an-ma – Việt Nam
70. Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam
71. Hội hữu nghị Nga – Việt
72. Hội hữu nghị Niu Di-lân – Việt Nam
73. Hội hữu nghị Ô-xtrây-li-a – Việt Nam
74. Hội hữu nghị Phi-líp-pin – Việt Nam
75. Hội hữu nghị Thụy Sĩ – Việt Nam
76. Hội hữu nghị U-dơ-bê-ki-xtan – Việt Nam
VIII. 15 điện mừng từ các đoàn ngoại giao tại Việt Nam, gồm :
Các Đại sứ quán : Ả rập Xê-út, Ác-hen-ti-na, Ai Cập, An-giê-ri, Cam-pu-chia, Cô-oét, I-ran, I-xra-en, Lào, Ma-rốc, Mê-hi-cô, Nam Phi, Ni-giê-ri-a, Ô-man và điện của Đại sứ Cô-lôm-bi-a.
IX. 15 thư, điện của các cá nhân, gồm :
1. Nguyên Tổng thống Ác-hen-ti-na Mô-ri-xi-ô Mắc-cờ-ri
2. Đại Tăng thống Cam-pu-chia Tép Vông
3. Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Tu-rin
4. Tổng thống Nhà nước I-xra-en Rơ-ven Ru-vi Ríp-lin
5. Nhà hoạt động hòa bình Giu-đi Găm-bô An-bớt và A-thơ Ếch-xtanh
6. Nhà hoạt động vì hòa bình Phờ-ranh Gioóc
7. Nhà hoạt động xã hội Ca-thi Đặng
8. Nhà hoạt động xã hội Merle E.Ratner và Ngô Thanh Nhàn
9. Nhà hoạt động xã hội Lê-an-na Nốp-bờ-lê và Hâu-lít Xtê-oát
10. Những nhà hoạt động xã hội người Phi-líp-pin tại Mỹ
11. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Xanh Pê-téc-bua A.Đ.Gri-go-ri-ép
12. Thống đốc Thành phố Xanh Pê-téc-bua (Nga)
13. Nguyên Đại sứ Pa-na-ma tại Việt Nam Xe-vi-ô S. Xa-mu-đi-ô
14. Cố vấn đối ngoại Đảng Cộng sản Pê-ru - Tổ quốc Đỏ Ta-ni A-rít-ti-đết Va-le
15. Nguyên Đại sứ Vê-nê-xu-ê-la tại Việt Nam Hô-rơ-hề Rô-đôn U-tê-ca-ghi.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.