Ngày 30/4, đại diện Công ty cổ phần đường sắt Hà Hải cho biết nhân viên của đơn vị vừa kịp thời phát hiện sự cố, dừng đoàn tàu chở 1.100 hành khách thoát khỏi tai nạn. |
Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, tối ngày 30/4, tình trạng ùn tắc kéo dài xảy ra thường xuyên tại các tuyến đường trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và Hà Nội, nguyên nhân là do người dân đổ ra đường tham dự các chương trình chào mừng kỷ niệm Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Trong ngày 01/5 xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Cụ thể, trong ngày 1/5, đường bộ xảy ra 39 vụ, làm chết 24 người, bị thương 40 người. Trong đó xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, làm chết 04 người, bị thương 01 người. Cụ thể, lúc 23h20' ngày 30/4/2017, trên đường ĐT848, thuộc ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, xe mô tô BKS: 66V1-060.56 (chưa rõ người điều khiển) chạy hướng xã Mỹ An Hưng A đi Mỹ An Hưng B, đến địa điểm trên va chạm với xe mô tô BKS 66P1-406.82 (chưa rõ người điều khiển) chạy theo chiều ngược lại. Hậu quả: làm chết 04 người, bị thương 01 người. Đường sắt và đường thủy không xảy ra tai nạn.
Về xử lý vi phạm đường bộ, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 7.804 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; phạt tiền 4 tỷ 544 triệu đồng; tạm giữ 38 xe ô tô, 1.431 xe mô tô; tước 653 GPLX các loại. Về đường thủy, đã kiểm tra, xử lý 288 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; phạt tiền 135 triệu đồng.
Đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia ngày 01/5 nhận được gần 25 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản chủ yếu về việc: tăng giá vé, chở quá số người quy định, tình trạng ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường, bất cập về hạ tầng và tổ chức giao thông. Sau khi nhận được điện thoại trên đường dây nóng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý theo nội dung các thông tin được phản ánh.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông, tình hình TTATGT trên cơ bản giữ ổn định. Xảy ra 02 vụ ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Tiền Giang, nguyên nhân do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến do nhu cầu người dân đi nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Ông Nguyễn Trọng Thái- Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá ngày mai, 02/05, sẽ là ngày cuối trong đợt nghỉ lễ 30-4 và 01-5, nhu cầu đi lại sẽ gia tăng đột biến trở lại do người dân quay lại các thành phố sau đợt nghỉ lễ. Bởi vậy các nguy cơ về việc xe khách nhồi nhét hành khách, chở quá số ghế, vi phạm các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, nguy cơ ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ và trên các trục chính ở các đô thị lớn rất cao.
Để bảo đảm TTATGT trong những ngày nghỉ lễ tiếp theo, Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia kiến nghị các Bộ Ngành, Ban ATGT địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng và các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các giải pháp.
Trong đó, các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 503/CĐ-TTg về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2017. Đồng thời xử lý kịp thời các thông tin phản ánh của người dân về tình hình TTATGT qua số điện thoại đường dây nóng.
Tại các trạm thu phí giao thông cần có giải pháp tổ chức giao thông phù hợp, trong trường hợp có hiện tượng ùn tắc kéo dài tại khu vực trạm thu phí, cần ngừng thu phí, mở cổng để phương tiện lưu thông nhanh hơn cho đến khi hết ùn tắc mới tổ chức thu phí trở lại. Lực lượng thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra tình trạng giao thông tại các trạm thu phí và xử phạt nghiêm theo Nghị định 46 nếu có tình trạng ùn tắc kéo dài tại trạm thu phí.
Ủy ban ATGT Quó gia đề nghị huy động tối đa lực lượng CSGT đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm TTATGT, đặc biệt chú trọng đến các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn; vi phạm tốc độ khi lái xe; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; kịp thời điều tiết giao thông thông suốt khi có sự cố xảy ra.
"Tăng cường tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh huyện, xã về nguy cơ tai nạn giao thông khi lái xe trong tình trạng đã uống rượu, bia; hậu quả không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; yêu cầu nhân dân thực hiện “Đã uống rượu bia-không lái xe”, “Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy”; “Không nghe điện thoại di động khi lái xe”", ông Nguyễn Trọng Thái đề nghị.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.