4 điều tuyệt đối tránh khi lái xe ô tô dưới trời nắng nóng

Tác giả: theo banxehoi.com

saosaosaosaosao
Lái xe an toàn 14/03/2018 07:22

Cho con trẻ ngồi trong xe, để bình nước có ga hay các vật phẩm bằng nhựa trong xe ô tô là những điều chủ xe cần tuyệt đối tránh khi sử dụng ô tô trong mùa hè nắng nóng.


48-c009
Biểu đồ chênh lệch nhiệt độ trong ô tô và môi trường bên ngoài (Đơn vị F)

Có rất nhiều bộ phận của xe ô tô dễ "đổ bệnh" trong thời tiết nắng nóng kéo dài, như két nước, ắc-quy, động cơ, hệ thống làm mát... nhưng đó chưa phải là tất cả...

Một nghiên cứu của đại học San Francisco (Mỹ) chỉ ra rằng, nhiệt độ 35 độ C ngoài trời đủ để biến ca-bin một chiếc xe nhỏ, không mở điều hòa thành "lò hơi" sau 20 phút, với mức nhiệt trong xe có thể lên tới 51 độ C. Nếu thời gian là 30 phút, con số tương ứng là gần 60 độC. Còn ở 40 độ C, hiệu ứng nhà kính sẽ "nung" chiếc xe của bạn với mức nhiệt lên tới 70 độ C. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho cả người và xe, các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô cảnh báo bốn sai lầm "chết người" mọi chủ xe cần tránh khi vận hành xe dưới thời tiết nắng nóng.

1. Để trẻ em trong xe

Tuy không phổ biến nhưng hằng năm vẫn có những cái chết thương tâm của trẻ nhỏ do cha mẹ vô tình để các con trong xe. Đa số xuất phát từ ý nghĩ ra ngoài trong thời gian ngắn và tắt máy mà không lường được mối nguy: Nhiệt độ trong xe tăng cao có thể khiến trẻ em bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong.

M1-9858
Tuyệt đối không để con trẻ ngồi trong ô tô mà không mở điều hòa

Với mức chênh lệch nhiệt độ nêu trên, nếu người lớn để trẻ trong xe và rời đi quá 30 phút có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, tuyệt đối không nên để xe dưới thời tiết oi bức mà không mở điều hòa khi bắt buộc phải để trẻ ngồi trong xe.

2. Hạ thấp nhiệt độ đột ngột

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể bị sốc nhiệt nếu sử dụng điều hòa để nhanh chóng làm dịu cơn nóng. Thân nhiệt của cơ thể cần có một khoảng thời gian nhất định để thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ. Do vậy, nếu mức nhiệt thay đổi quá đột ngột và độ chênh lệch lớn, cơ thể không kịp làm quen sẽ dẫn đến sốc nhiệt.

Khi bị sốc nhiệt, cơ thể thường có biểu hiện sau: đau đầu, buồn nôn, choáng váng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng đối với những người có sức khỏe yếu, tiền sử huyết áp cao.

3. Để lon nước có ga, bật lửa trong ca-bin

nuocogaBANXEHOICOM1-581f
Nước ngọt có thể trở thành "bom" khi để trong ô tô dưới trời nắng

Bình nước có ga, bật lửa có thể phát nổ bất cứ lúc nào nếu nhiệt độ bên ngoài vượt quá ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh, laptop…được dùng rất phổ biến và nhiều người sử dụng xe hơi thường bỏ lại chúng trong xe. Tuy nhiêu, thói quen này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao do than chì hoặc chất điện giải có trong pin của các thiết bị điện tử này có thể bị nhiệt độ cao nung chảy, thậm chí bốc hơi và tạo thành khí cực độc trong xe. Tiếp xúc với loại khí này trong thời gian dài có thể gây hại cho da, mắt và hệ thần kinh con người.

4. Thuốc tây, các vật phẩm làm từ nhựa

Vỏ chai nhựa dễ bị nung chảy khi nhiệt độ tăng cao, các chất hóa học có thể ngấm vào nước uống, gây hại cho người sử dụng. Tương tự, nếu để thuốc men trong xe, nhiệt độ cao có thể làm biến đổi thành phần và giảm tác dụng của thuốc.

Ý kiến của bạn

Bình luận