900 triệu người lao động châu Á không được bảo vệ

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
24/01/2018 19:28

Người làm những công việc dễ chịu tổn thương bao gồm những người đi làm mà không có hợp đồng lao động, bị trả lương thấp

trungquocgsma_xnen

Ảnh: GSMA

Dù đã trải qua nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao, hàng trăm triệu người nhờ vậy thoát nghèo, họ vươn lên được tầng lớp trung lưu, thế nhưng khoảng 900 triệu người lao động châu Á vẫn đang phải làm những công việc được cho là “dễ chịu tổn thương”, theo khẳng định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Người làm những công việc dễ chịu tổn thương bao gồm những người đi làm mà không có hợp đồng lao động, bị trả lương thấp, chỉ được làm bán thời gian hoặc tự làm tại nhà. Những người lao động này có thể bị sa thải mà không được báo trước và kết quả, cũng không được hưởng bất kỳ trợ cấp về việc làm nào.

Trong báo cáo về việc làm thế giới và triển vọng xã hội năm 2018, ILO nhấn mạnh rằng tỷ lệ thất nghiệp tại châu Á ở mức 4,2%, khá thấp so với chuẩn chung của toàn cầu bởi khu vực này vẫn tiếp tục tạo việc làm ở tốc độ nhanh, tuy nhiên tỷ lệ người lao động không được bảo vệ quá cao.

Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới năm 2017 ở mức 5,6%, tỷ lệ thất nghiệp tại nhóm nền kinh tế mới nổi châu Á tương đương hoặc thấp hơn so với các nước giàu. Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia ở mức lần lượt 4,7%; 3,5% và 4,3%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Australia, Nhật và Mỹ hiện đang ở mức 5,7%; 2,8% và 4,4%. 

Tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều nước khu vực Đông Nam Á thậm chí còn thấp hơn nữa, có thể kể đến tỷ lệ thất nghiệp tại Lào ở mức 0,7%; thất nghiệp tại Myanmar 0,8%; thất nghiệp tại Thái Lan 1% còn thất nghiệp tại Việt Nam ở mức 2,1%, ấn tượng nhất, thất nghiệp tại Campuchia chỉ 0,2%.

Thế nhưng dù có việc làm nhưng tỷ lệ lớn người lao động châu Á phải làm việc trong những điều kiện rất không đảm bảo. Tại Trung Quốc, hơn 800 triệu người đã thoát nghèo kể từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào năm 1978, tuy nhiên đến 30% trong số đó phải làm những công việc dễ chịu tổn thương, ước tính khoảng 250 triệu người.

Tại Ấn Độ, số người đang phải làm những công việc không có chút đảm bảo nào lên đến 390 triệu người, tức tương đương đến 77% tổng lực lượng lao động tại Ấn Độ. 

Tại những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp đáng kinh ngạc, tỷ lệ này không hề thấp hơn. ở Campuchia, đến hơn nửa lực lượng lao động làm việc trong những công việc dễ chịu tổn thương, trong khi đó tỷ lệ này tại Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam dao động ước từ 47 đến 58%. 

Trung Quốc, Indonesia và Philippines đã khá thành công trong việc giảm bớt số lượng những người lao động làm việc trong các vị trí dễ bị tổn thương, tỷ lệ này tại ba nước trên đã giảm ước khoảng 10% khi mà kinh tế của họ không ngừng tăng trưởng được trên 5% đến 10%/năm. 

Ý kiến của bạn

Bình luận