Amazon hiển nhiên là một công ty cực kỳ tuyệt vời. Từng là cửa hàng bán sách trực tuyến chiếm tới hơn 1 nửa mỗi đồng USD khách hàng tiêu dùng cho trực tuyến tại Mỹ. Amazon hiện là đơn vị dẫn đầu về mảng điện toán đám mây. Năm nay, Amazon sẽ chi tiêu gấp đôi cho mảng truyền hình như HBO và kênh đài cáp. Những sản phẩm vật lý mang thương hiệu Amazon gồm nhiều thứ từ pin, hạnh nhân, suit và loa…
Tuy nhiên, các cổ đông của Amazon hiện đang mang trong mình tư tưởng là công ty của mình mới chỉ vừa mới khởi nghiệp. Kể từ khi lên sàn vào năm 2015, giá cổ phiếu của họ đã tăng tới 173%, gấp 7 lần so với 2 năm trước (và gấp 12 lần so với chỉ số S&P 500).
Với mức giá trị thị trường ở mức 400 tỷ USD, Amazon hiện là công ty giá trị thứ 5 trên thế giới. Từ trước tới nay, chưa có một công ty nào có giá trị lớn trong một thời gian dài tới vậy và cũng chưa một công ty nào lại kiếm được số tiền ít ỏi tới vậy: 92% giá trị của công ty này là dựa trên lợi nhuận kỳ vọng vào năm 2020.
Đó là bởi vì các nhà đầu tư kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng doanh thu khủng khiếp từ mức 136 tỷ USD năm ngoái lên mức 500 tỷ USD trong vòng 1 thập kỷ tới và điều đó sẽ tạo ra lợi nhuận. Những kỳ vọng đặt lên vai Amazon ngụ ý rằng Amazon sẽ trở thành đơn vị có lãi nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác ở nước Mỹ. Nền tảng cho kỳ vọng này là: Amazon cũng cần phải phát triển với tốc độ nhanh hơn bất kỳ công ty lớn nào trong lịch sử hiện đại để có thể chứng minh cho giá trị của họ thời điểm này. Liệu điều đó có thể xảy ra không?
Có thể dễ dàng nêu ra một vài vật cản. Các đối thủ cạnh tranh của Amazon sẽ không đứng yên. Microsoft cũng đang ôm tham vọng với mảng điện toán đám mây; Walmart đã đạt doanh thu gần 500 tỷ USD và họ cũng đang dần tấn công vào mảng trực tuyến. Nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với Jeff Bezos - nhà sáng lập và ông chủ Amazon, khoảng cách sẽ thật sự khó để lấp đầy. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu phần trăm cơ hội để Amazon có thể đạt được những mục tiêu không tưởng của họ?
Một mô hình tập đoàn hoàn toàn mới
Amazon thực sự là một đế chế khổng lồ bởi cách tiếp cận kinh doanh rất khác thường của họ.
Đầu tiên là thời gian đầu tư. Trong một kỷ nguyên mà các lãnh đạo thường xuyên phải chịu áp lực về sản phẩm trong ngắn hạn, Amazon lại kiên quyết tập trung vào tầm nhìn xa, trong dài hạn. Jeff Bezos đã nhấn mạnh vào những khoản đầu tư không ngừng để thúc đẩy 2 mảng kinh doanh chính của họ gồm thương mại điện tử và điện toán đám mây (AWS).
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, càng nhiều khách hàng Amazon thu hút được, càng có nhiều hãng bán lẻ và nhà sản xuất muốn bán hàng hóa của họ trên Amazon. Điều này sẽ giúp Amazon có thêm lượng tiền mặt nhiều hơn để phục vụ những dịch vụ mới - như giao hàng nhanh trong 2 giờ, stream nhạc và video - tất cả là nhằm thu hút thêm người mua. Tương tự như vậy, càng nhiều khách hàng sử dụng AWS, Amazon lại càng có nhiều tiền đầu tư vào những dịch vụ mới - thu hút thêm khách hàng. Một sản phẩm thứ 3 đáng chú ý là Alexa - một trợ lý ảo - được phát triển nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng.
Nhìn chung, miễn là các cổ đông vẫn tin vào mô hình kinh doanh này, thì mức giá trị không tưởng của Amazon sẽ như một lời tiên tri dần dần tự trở thành hiện thực. Công ty sẽ có thể tiếp tục tiêu tiền và việc này sẽ chỉ khiến họ trở nên quyền lực hơn.
Trên thực tế niềm tin kể trên được minh chứng bằng nhiều kỷ lục Amazon đã thiết lập từ trước đó. Họ đã trải qua nhiều thất bại - nỗ lực làm smartphone tan thành mây khói. Tuy nhiên họ đang ngày càng nắm trong tay lượng tiền mặt nhiều hơn. Năm ngoái, dòng tiền của Amazon là 16 tỷ USD, gấp 4 lần so với mức 5 năm trước.
Ngoài cách tiếp cận về khung thời gian khác thường, các hoạt động của họ cũng khá kỳ lạ. Danh sách những đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng của công ty được miêu tả trong bản báo cáo hàng năm gồm cả các công ty logistic, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, nhà sản xuất thực phẩm và nhà sản xuất “tất cả công ty truyền thông kỹ thuật số, tương tác”. Số lượng và phạm vi rộng lớn những đối thủ cạnh tranh như vậy khiến chúng ta liên tưởng tới một đế chế kinh doanh khổng lồ hơn là một nhà bán lẻ - mảng kinh doanh đã giúp cổ phiếu của Amazon thăng hoa hơn.
Dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng bản thân Amazon cũng phải sử dụng dịch vụ của các công ty khác như thuê nhà kho. Họ đang xây dựng một trung tâm chuyên chở bằng đường hàng không trị giá 1,5 tỷ USD tại Kentucky. Họ cũng đang thử nghiệm công nghệ mới trong các cửa hàng để người mua có thể bỏ qua khâu thanh toán tiền mặt và cho máy bay không người lái vận chuyển hàng hóa tới tận nhà khách hàng. Một vài người nghĩ rằng Amazon có thể trở thành một loại hình tập đoàn hoàn toàn mới: Một thứ cung cấp cơ sở hạ tầng cho thương mại, từ pin máy tính cho đến thanh toán và vận chuyển.
Những rào cản thật sự
Bất kể khi nào hoàn thành được những tham vọng to lớn của mình, Amazon sẽ thu hút sự chú ý của các nhà quản lý. Hiện tại, Amazon chưa phải là mục tiêu cho các hành động chống độc quyền. Họ vẫn chưa phải là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ - thị trường quan trọng nhất của công ty. Các cơ quan chống độc quyền của Mỹ thì chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của một công ty tới người tiêu dùng và giá cả. Nhìn qua góc độ này, Amazon khá ổn. Khách hàng hoan nghênh họ - họ là công ty được đánh giá cao nhất ở Mỹ theo nghiên cứu của tờ Harris.
Tuy nhiên vì đang trong quá trình phát triển nên vẫn còn nhiều lo ngại về sức mạnh của họ. Có một vấn đề sẽ nảy sinh như thế này: Nếu tạo ra nhiều tiền như các nhà đầu tư kỳ vọng, phép tính đơn giản cũng có thể thấy thu nhập của họ có thể trị giá tương đương 25% lợi nhuận của những nhà bán lẻ phương Tây và công ty truyền thông niêm yết gộp lại. Tuy nhiên, các nhà chức trách đang có cái nhìn khác về các công ty công nghệ.
Nhìn chung các nhà đầu tư đã đúng khi tin vào tiềm năng tạo ra lợi nhuận của Amazon. Mức định giá cao của họ là không sai. Vấn đề thật sự đáng lo ngại đối với Amazon chính là nếu thành công, họ có thể gặp rắc rối với các nhà chức trách, với chính phủ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.