Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ tại 3 CHK lớn nhất Việt Nam là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng mới không xảy ra tình trạng độc quyền cung cấp các dịch vụ mặt đất trong đó có thiết bị phục vụ hành khách khuyết tật. Hay nói cách khác, các hãng hàng không có quyền lựa chọn dịch vụ cung cấp bởi ACV hoặc của Vietnam Airlines. Trong số 18 CHK còn lại, cũng chỉ có duy nhất 2 CHK Liên Khương và Phú Quốc là được ACV trang bị xe nâng.
Đại diện ACV cho biết, tại những cảng này, đơn vị khai thác sân bay là giữ vai trò điều phối cung cấp thiết bị căn cứ theo thứ tự đặt lịch của các hãng hàng không.“Chính vì thiếu đồng bộ như vậy nên rất nhiều trường hợp ở sân bay xuất phát, Vietjet thuê được dịch vụ xe nâng để phục vụ khách nhưng tại sân bay đến, đại diện VietJet phải trực tiếp “bế, ẵm, cõng” hành khách là người khuyết tật xuống thang bộ” – Giám đốc Điều hành hãng hàng không Vietjet Lưu Đức Khánh nói.
Được biết, hiện 1 xe nâng chuyên dụng đưa khách trên xe lăn lên máy bay có giá trên 5 tỷ đồng nên không phải hãng hàng không nào cũng đủ khả năng hoặc muốn đầu tư để phục vụ riêng cho hoạt động của mình. Nhằm nâng chất lượng phục vụ hành khách khuyết tật, Cục Hàng không Việt Nam vừa có chỉ thị yêu cầu ACV cần sớm xây dựng lộ trình bổ sung xe nâng phục vụ hành khách sử dụng xe lăn lên tàu bay tại các CHK , sân bay hiện chưa có xe nâng theo đúng quy định.
Theo CAND
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.