Tiêm kích FCAS. |
Hai nhà thầu đang phát triển dòng chiến đấu cơ thế hệ 6 FCAS là Airbus và Dassault vừa kêu gọi các đối tác châu Âu tăng cường đầu tư giúp chương trình được đẩy nhanh tiến độ khi Mỹ và đối thủ Nga đều đã lần lượt đạt được những tiến bộ nhất định trong việc phát triển dòng máy bay mới.
"Cuộc họp của hội đồng bộ trưởng Pháp-Đức sắp tới sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho mong muốn chung này tiến lên bằng cách nhanh chóng khởi động giai đoạn đầu và cam kết với các quốc gia đối tác một kế hoạch tài trợ đáng tin cậy để khẳng định tính bền vững và mạch lạc của chương trình phát triển máy bay của châu Âu này", tuyên bố cho biết.
Điều đặc biệt trong chương trình máy bay thế hệ 6 của châu Âu là có cả phiên bản có người lái và không người lái. Chiến đấu cơ mới FCAS giống với Eurofighter Typhoon được trang bị 2 động cơ và tối ưu hóa khả năng chiến đấu không đối không. Về trang bị vũ khí, trước mắt, máy bay này vẫn sẽ được trang bị tên lửa đối không tầm xa Meteor.
Sau khi đưa vào vận hành, các nhà sản xuất sẽ phát triển loại tên lửa tối tân hơn để trang bị cho chiến đấu cơ mới. Mặc dù trong giai đoạn đầu tiêm kích thế hệ mới vẫn phải dùng tên lửa Meteor - hiện có trong trang bị của tiêm kích thế hệ 4++ nhưng chúng vẫn không ảnh hưởng đến sức chiến đấu của chiến đấu cơ này bởi Meteor hiện là một trong những dòng tên lửa không đối không hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Khi hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị, chiến đấu cơ FCAS sẽ thay thế các máy bay chiến đấu Rafale, Eurofighter và F/A-18 Hornet hiện trong biên chế Không quân châu Âu.
Dù FCAS mới chỉ tồn tại dưới dạng mô hình nhưng hãng Dassault và Airbus đã khiến Mỹ, Nga và Trung Quốc bất ngờ bởi các cường quốc này cũng đang nỗ lực tạo ra tiêm kích thế hệ 6 nhưng đến nay vẫn chưa hề có cấu hình cụ thể nào được đưa ra dù khái niệm về sức mạnh rất ấn tượng.
Vừa qua, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết, dòng tiêm kích thế hệ 6 mang tên Penetrating Counter Air (PCA) đang được Mỹ nghiên cứu có sức mạnh tấn công có thể cắt đôi đối thủ.
CBO cho biết, mỗi chiếc PCA có giá khoảng 300 triệu USD. Mức giá này đắt hơn gấp ba lần tiêm kích tàng hình F-35. Để tỷ lệ thuận với số tiền phát triển, PCA được trang bị các công nghệ mới hơn, tải trọng lớn hơn, khả năng tàng hình và cảm biến tốt hơn so với tiêm kích F-22.
Đây là lần đầu một cơ quan chính phủ Mỹ đưa ra ước tính chi phí cho mẫu tiêm kích thế hệ mới PCA. Không quân Mỹ sẽ cần khoảng 414 chiếc PCA để thay thế cho các tiêm kích đánh chặn F-15C/D và F-22 hiện có trong biên chế.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển của Mỹ cho biết, phi đội PCA đầu tiên sẽ được Không quân Mỹ biên chế vào năm 2030. PCA phải có kết nối với chuỗi hệ thống công nghệ phục vụ tác chiến trên không, tác chiến trong không gian, tác chiến mạng và điện tử theo học thuyết mới của không quân Mỹ.
Theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, tiêm kích thế hệ 6 được thiết kế với kiểu rất đặc biệt khi không cánh đuôi, được trang bị pháo laser, có thể cắt đôi cả các phương tiện bay (máy bay) chiến đấu hiện đại khác.
Cùng với châu Âu và Mỹ, Nga cũng đang tham gia cuộc đua phát triển máy bay thế hệ 6 với nguyên mẫu được biết đến là chiếc Okhotnik-B vừa hoàn thành những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên gia phương Tây, dù Okhotnik-B được Nga phát triển bằng những công nghệ tối tân với thiết kế được biết đến, đặc biệt là hệ thống động cơ, việc xếp Okhotnik-B vào hàng máy bay thế hệ 6 là điều không thể.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.