Tuyến tỉnh lộ 664 có điểm đầu từ TP. Pleiku, được nối thông hai huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai và huyện Ia H’Drai của tỉnh Kon Tum, cùng đó điểm cuối được thông với QL 14C. Với chiều dài khoảng 60 km nhưng lại là khu vực dân cư đông đúc. Vì vậy đã xuất hiện nhiều điểm, tuyến xe khách đường dài chất lượng cao trên đoạn tuyến với các điểm đi và đến như; Bắc – Nam, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn… Mỗi ngày tỉnh lộ 664 có hàng ngàn lượt chuyến xe khách, xe hàng tải trọng lớn chở nông, lâm sản, phân bón, vật tư, vật liệu xây dựng… đi qua. Con đường trở nên chật hẹp và vô cùng nguy hiểm cho người tham gia giao thông bởi lưu lượng xe đông, mặt đường lại hẹp, nhất là qua các điểm dân cư đông đúc... Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường mở quán, làm nơi tụ họp buôn bán chợ tại nhiều điểm dân cư đang có chiều hướng gia tăng, khiến nguy cơ tai nạn trên đoạn tuyến luôn hiện hữu.
Đối mặt “tử thần”
Theo ghi nhận, chạy dọc tuyến 664 đoạn từ Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai đến Thôn 1 xã Ia Krai với khoảng cách 30 Km nhưng có đến 3 chợ tự phát, lấn chiếm vỉa hè, lề đường làm nơi tụ tập buôn bán.
Một xe khách lớn phải rất vất vả để đi qua khu chợ tại cổng Công ty 705, Thôn 1, xã Ia Krai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai |
Có mặt tại một chợ tự phát ngay trước cổng Công ty Cà Phê 705, đoạn qua Thôn 1, xã Ia Krai, huyện Ia, khu chợ nằm ngay trên lòng đường tuyến tỉnh lộ 664. Mặc dù xe tải ben, xe container, xe khách đường dài chạy gầm rú, kéo kòi ỉnh tai, nhưng nhiều người vẫn vô tư mua bán, không mảy may lo sợ tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí thả bước vô tư trước mặt xe lớn để di chuyển đến các gian hàng yêu thích.
Cứ vào khung giờ buổi sáng từ 5h – 9h, buổi chiều từ khoảng 16h-18h hàng ngày, tình hình buôn bán diễn ra đông đặc, rất lộn xộn. Hàng ngàn người từ các đội sản xuất của Công ty Cà Phê, Cao su cùng tụ tập ra khiến tuyến đường này chật ních người mua kẻ bán. Tình trạng xe ô tô lưu thông qua đây khó nhọc nhích từng tí một, nhiều trường hợp buộc phải đứng lại chờ vì không thể di chuyển được bởi hàng hóa la liệt trên vỉa hè, dưới lòng đường nên những phương tiện rất khó khăn để có thể di chuyển qua đây. Trong khi lưu lượng người xe qua lại khu vực này rất đông, con đường đã hẹp trở nên chật cứng như nêm.
Ông Lê Văn Đại, một tài xế xe tải cho hay, tôi thường xuyên nhận chở hàng lâm sản ở trong khu vực xã Ia O ra, mỗi lần quan đây như một cực hình, họ chiếm hết lòng lề đường ngồi “chồm hổm” mua bán thế này quá nguy hiểm, nhất là những lúc gặp trời mưa, người vội mua, kể dọn hàng, xe cộ chạy lộn xộn không biết chạy đường nào. “Họ không nghĩ đến nguy hiểm tính mạng của họ thì cũng làm khổ cánh tài xế chúng tôi…” ông Đại thởi dài ngao ngán.
“Chợ tự phát này nếu không dẹp sớm và xử lý nghiêm buôn bán thì rất nguy hiểm. Xe ben, xe container chạy rầm rầm ngay sát bên với vận tốc cao, chỉ cần một xe mất thắng, tài xế tay lái yếu nếu lao vào đây hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc” - ông Đại nói thêm.
Phải rất khó để các tài xế khi đi qua chợ tự phát 705 |
Chia sẻ trong bức xúc, anh Nguyễn Văn Du, tài xế xe chở học sinh trường THPT A Sanh nói, phải dẹp ngay tình trạng họp chợ mất an toàn giao thông này. Hầu như vào giờ cao điểm, đoạn tuyến ngày nào cũng xảy ra ùn tắc. Tình trạng này diễn ra đã lâu, không chỉ gây mất an toàn mà còn rất mất vệ sinh nước, rác thải ra gay mặt đường bẩn thỉu, nguy cơ xảy ra TNGT thì chắc chắn sẽ vô cùng thảm khốc. “Chỉ có một đoạn 500m đường, có hôm tôi chở học sinh đi học phải đi mất cả nửa tiếng mới qua được đoạn đường, học sinh trễ giờ…chỉ mong ngành chức năng sớm chấm rứt tình trạng họp chợ kiểu này…” anh Du nói.
Mất tiền để được chiếm lề đường
Qua tìm hiểu, để có 1m2 ở khu chợ tự phát trước cổng Công ty Cà Phê 705, người buôn, bán phải bỏ ra số tiền không nhỏ, ít nhất là 500 ngàn nhiều nhất lên đến cả 2 triệu đồng/ tháng, số hộ bán lẻ theo ngày thì cứ năm, ba chục mỗi buổi họp chợ.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù bị mất tiền thuê chỗ đứng nhưng các buôn bán chỉ đứng lấn chiếm lề đường, lòng đường để buôn bán.
Phải mất 400 ngàn để có 1 chỗ để kệ xôi dưới lòng đường thế này |
Trao đổi với bà Nguyễn Thị Mới (tên nhân vật đã được thay đổi) một hộ buôn bán tại đây chia sẻ, để có được khoảng 2m2 vỉa hè để sạp hoa quả, vợ chồng bà phải bỏ ra 700 ngàn đồng mỗi tháng đóng cho chủ nhà, tất cả mọi người buôn bán ở đây đều thế. Diện tích đứng, để hàng sẽ được chủ nhà quyết định đóng số tiền hàng tháng, nêu không đồng ý thì thôi họ sẽ đuổi, cứ thế dọc đây hàng của ai, đứng trước nhà nào thì nhà ấy thu, ai ngồi bên cổng công ty thì cán bộ công ty thu.
“Biết là đứng ở lề đường, lòng đường nhưng vẫn phải đóng vì họ cứ nói là trước cổng nhà họ, bên Công ty cà phê 705 họ láng xi măng dưới vỉa hè trước cổng Công ty rồi cho thuê mỗi người 500 ngàn đồng/tháng khoảng 2m3, biết là họ lấn chiếm vỉa hè trái phép rồi cho mình thuê, nhưng thôi do buôn có bạn, bán có phường thì phải thuê chứ giờ biết làm sao…” bà Mới nói.
Trung tuần tháng 6 vừa qua, một vụ tai nạn thảm khốc khi xe tải mất lái lao vào chợ ven đường ở Đăk Nông đã làm 5 người thiệt mạng tại chỗ và nhiều người bị thương, đây cúng là một thảm kịch khi tình trạng, lấn chiếm, lòng, lề đường để tụ họp buôn bán tự phát trên nhiều tuyến đường lộ.
Thực trạng, chợ cóc ven đường không những gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân, mà còn là mối lo về những thảm kịch tai nạn thảm khốc. Do đó, Ban ATGT, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần quyết liệt trong việc xử phạt nghiêm tình trạng này.
Những hình ảnh lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè tại chợ tự phát trước công Công ty cà phê 705.
Người buôn, kẻ bán hồn nhiên giao hàng dưới lòng đường bất chấp nguy hiểm đến tính mạng |
Lòng đường chở thành chợ trước cổng Công ty cà phê 705 trên tuyến tỉnh lộ 664 |
Buôn bán bất chấp tính mạng |
Dự luân cho rằng Công ty cà phê 705 tiếp tay cho người dân thuê vỉa hè họp chợ tự phát |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.