Amazon nhảy vào lĩnh vực quản lý tài sản?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 30/07/2018 16:48

Amazon hiện đã cung cấp nhiều loại dịch vụ: từ bán quần áo, điện toán đám mây, các chương trình truyền hình cho đến thuốc trị bệnh....

photo1532916841604-15329168416041535699647
Amazon đã phát triển ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong các năm gần đây.

Theo các nhà phân tích của công ty Sanford C. Bernstein & Co trình bày trong một báo cáo phát hành hôm thứ Ba 24/7, trong tương lai, Amazon có thể bán cho khách hàng một siêu cố vấn tự động hoặc quyền tiếp cận một quỹ vốn giá rẻ.

Công ty này cho rằng Amazon có vô số lợi thế để mở đường cho việc tiến vào lĩnh vực tài chính. Công ty của Jeff Bezos có một lượng khách hàng khổng lồ, bao gồm 100 triệu người dùng dịch vụ Prime. Amazon có một cơ sở dữ liệu to lớn của những khách hàng này. Đó là chưa kể đến danh tiếng nổi trội của Amazon.

Quản lý tài chính thực sự khác xa lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Amazon. Nhưng việc Amazon lấn sân vào đây không có gì là khác thường. Một trong những đối thủ lớn nhất của Amazon cũng đã tham gia vào lĩnh vực tài chính. Ant Financial, công ty tài chính thuộc tập đoàn Alibaba, đã tung ra một sản phẩm Quỹ thị trường tiền tệ, nó đã nhanh chóng trở thành sản phẩm dạng này lớn nhất thế giới. Ant Financial đã dùng dịch vụ thanh toán Alipay của mình để làm cửa ngõ để khách hàng sử dụng quỹ thị trường tiền tệ nói trên.

Ant Financial cũng đã cung cấp dịch vụ tự động sử dụng trí thông minh nhân tạo để đưa ra các lời khuyên về chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa cơ bản cho các khách hàng dựa trên hoạt động thanh toán của họ.

Amazon sẽ không phải là công ty bán lẻ trực tuyến đầu tiên của Mỹ thực hiện quản lý tài chính. Hồi tháng 1 vừa qua trang Overstock.com đã hợp tác với tZERO Advisors để khai trương dịch vụ tư vấn tự động với giá 9,95 USD / tháng.

Liệu Amazon có thực sự tham gia lĩnh vực quản lý tài chính?

Hiện tại Amazon chưa có công bố nào về dự định sẽ tham gia lĩnh vực quản lý tài chính. Công ty cũng không phản hồi các câu hỏi liên quan đến vấn đề này.

Nhưng có các dấu hiệu cho thấy Amazon đang nhắm đến lĩnh vực tài chính. Đã có báo cáo cho thấy Amazon đang cân nhắc thêm chức năng thanh toán trực tiếp cho ứng dụng trợ lý ảo Alexa của mình. Chức năng này thậm chí còn cho phép tài xế trên những xe có cài đặt Alexa ra lệnh trả tiền xăng bằng giọng nói.

Theo tờ The Wall Street Journal, tháng 3 vừa qua Amazon đã có buổi gặp gỡ với JPMorgan Chase và các ngân hàng khác nhằm bàn thảo về việc mở các tài khoản vãng lai mang thương hiệu Amazon.

 Tháng trước, công ty này đã tạo tiếng vang lớn khi mua lại PillPack, một dịch vụ nhà thuốc trực tuyến chuyên giao thuốc trực tiếp đến khách hàng.

Tuy nhiên quản lý tài chính là cả một vấn đề mới, nó có thể hủy hoại danh tiếng của Amazon nếu có sai sót xảy ra.

Báo cáo của Bernstein viết: “Có một nguy cơ rõ ràng cho thương hiệu này. Một lỗi lầm trong việc quản lý tài sản sẽ không giống với việc gửi đi một sản phẩm lỗi”.

Đây là một nền công nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ, tạo ra các rào cản lớn đối với các công ty muốn tham gia. Gỡ rối một mạng lưới chằng chịt các quy định có thể làm xao nhãng Amazon khỏi lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của mình, nơi mà công ty này đang gặp phải nhiều cạnh tranh từ các đối thủ như Walmart.

Tuy nhiên, Bernstein vẫn cho rằng vị thế mạnh mẽ của Amazon trong lòng người tiêu dùng có thể cho công ty này một lợi thế trong một ngành công nghiệp hiện đang phải hứng chịu “sự thiếu lòng tin”. Liên tục trong 3 năm qua, người Mỹ đã xếp Amazon đứng đầu trong bảng xếp hạng của Harris Poll về danh tiếng của các tập đoàn.

Bernstein đã chỉ ra 3 cách để Amazon gia nhập lĩnh vực tài chính:

Đổ tất cả vào lĩnh vực mới: Amazon có thể sử dụng một sự kết hợp của trí thông minh nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) để trực tiếp quản lý tài sản. Các nhà phân tích cho rằng điều này sẽ khó xảy ra vì nó có nguy cơ cao nhất. Thật trớ trêu, nguy cơ lớn nhất theo Bernstein đó là nó sẽ làm việc quá hiệu quả dẫn đến ngày càng nhiều phản ứng về việc Sillicon Valley đã có quá nhiều dữ liệu của người dùng.

Tạo một “siêu thị”: Khách hàng sẽ có tùy chọn mua quỹ tương hỗ và quỹ đầu tư thụ động thông qua Amazon do các chuyên gia bên ngoài quản lý. Cơ sở khách hàng lớn của Amazon sẽ khiến cho công ty này có lợi thế rõ rệt khi thỏa thuận yêu cầu giảm bớt tiền phí dịch vụ từ các nhà quản lý tài sản. Và các nhà quản lý tài sản truyền thống đó sẽ là người hứng chịu mọi trách nhiệm khi các nhà đầu tư thua lỗ.

Xây dựng nhà tư vấn tự động: Amazon có thể xây dựng một nền tảng tự động để đưa ra các quyết định đầu tư bằng cách lựa chọn cổ phiếu, trái phiếu hoặc hàng hóa cơ bản.

Trong khi các dịch vụ tư vấn tự động khác như Wealthfront và Betterment phải tốn hàng đống tiền để quảng cáo thì đó lại không phải là vấn đề với Amazon và các công ty công nghệ lớn khác. Họ đã có sẵn một lượng lớn khách hàng trung thành. Berstein cho rằng điều này sẽ đem đến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tư vấn tự động.

Ý kiến của bạn

Bình luận