Trong năm 2017, ô nhiễm không khí đã gây ra 1,2 triệu ca tử vong sớm ở Ấn Độ |
Theo kế hoạch hành động theo giai đoạn, các máy phát điện chạy bằng dầu diesel bị cấm từ ngày 15/10 tại New Delhi, siêu đô thị với hai mươi triệu dân. Các biện pháp khác, như cấm xe tải và thiết lập một đội xử lý khủng hoảng, sẽ được áp dụng khi mức độ bụi mịn tăng lên.
"Chúng tôi sẽ phân phối mặt nạ chống ô nhiễm cho học sinh vào tuần tới nhưng ngày giờ cụ thể vẫn chưa được quyết định", một quan chức của thành phố cho biết.
Từ ngày 4 đến 15/11/2019, quy định về biển xe chẵn lẻ cũng sẽ có hiệu lực trong thành phố. Các chuyên gia rất nghi ngờ về tính hiệu quả của biện pháp này, được sử dụng nhiều lần kể từ năm 2016, đặc biệt là do có quá nhiều miễn trừ, cho xe hai bánh hoặc cho lái xe nữ.
Nếu tình trạng ô nhiễm của New Delhi đã tăng đến mức có hại, thì hiện tại nó vẫn còn xa những thời khắc đỉnh điểm về ngột ngạt mà thành phố này sẽ đạt được vào cuối tháng này, sau Lễ hội Ánh sáng Diwali của Ấn Độ, diễn ra vào ngày 27/10. Vào lúc 15h00 giờ địa phương ngày 15/10, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại New Delhi đã ghi nhận nồng độ hạt PM 2.5 là 80 microgram trên một mét khối không khí. WHO khuyến cáo không nên vượt quá 25 microgram trên một mét khối không khí trung bình hàng ngày. Những năm trước, sau lễ hội Diwali, nồng độ PM 2.5 vượt quá 1.000 microgram trên một mét khối không khí ở một số nơi.
Ô nhiễm không khí ở New Delhi, một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người, là do sự kết hợp của các yếu tố tự nhiên (gió lạnh, gió yếu...) và con người (đốt rơm rạ, khí thải công nghiệp và ô tô, hỏa hoạn...). Trong năm 2017, ô nhiễm không khí đã gây ra 1,2 triệu ca tử vong sớm ở Ấn Độ, theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái trên tạp chí khoa học The Lancet.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.