Ấn Độ muốn quản lý người dân bằng nhận diện khuôn mặt

Tác giả: zing

saosaosaosaosao
Ứng dụng 23/09/2019 09:46

Ấn Độ đang lên kế hoạch thiết lập một trong những hệ thống nhận diện khuôn mặt lớn nhất thế giới để quản lý người dân, mỏ vàng cho các công ty chuyên ngành và cơn ác mộng cho những người ủng hộ quyền riêng tư.

photo1569066496283-1569066496435-crop-156906650934

    Vào tháng tới, Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi sẽ mở gói thầu xây dựng hệt thống giám sát thông qua nhận dạng khuôn mặt với hệ thống máy quay giám sát nằm khắp đất nước. Nó sẽ liên kết các cơ sở dữ liệu chứa mọi thông tin, từ hộ chiếu tới dấu vân tay, để hỗ trợ cảnh sát xác định tội phạm, tìm người mất tích và các nhiệm vụ khác.

    Chính phủ cho biết kế hoạch này ra đời nhằm hỗ trợ cho một trong những lực lượng cảnh sát thiếu năng lực nhất thế giới, nơi một người phải phụ trách 724 cư dân, quá nhiều so với tiêu chuẩn toàn cầu. Bên cạnh đó, nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bởi TechSci Research ước tính thị trường nhận dạng khuôn mặt của Ấn Độ sẽ tăng gấp 6 lần vào năm 2024 lên 4,3 tỷ USD, gần ngang với Trung Quốc.

    Tuy nhiên, dự án này cũng gây ra nhiều quan ngại, nhất là ở một nơi mà quyền riêng tư của con người chưa được đề cao. Theo các phân tích, Ấn Độ sẽ mất nhiều thời gian để có thể tạo ra một hệ thống giám sát công dân toàn diện như ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thiếu quy định của pháp luật có thể khiến dữ liệu cá nhân bị lợi dụng.

    Hiện tại, chưa có nhiều thông tin về các doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu hệ thống nhận diện khuôn mặt cho chính phủ Ấn Độ. Ông Vasudha Gupta, người phát ngôn Bộ Nội vụ Ấn Độ, từ chối trả lời câu hỏi của giới truyền thông liên quan đến vấn đề này. Năng lực hệ thống nhận diện khuôn mặt của Ấn Độ vẫn còn là câu hỏi.

    Tuy nhiên, một số người trong lực lượng cảnh sát Ấn Độ cho rằng công cụ này là cần thiết để chống tội phạm. Ấn Độ đã hứng chịu hơn 100 vụ khủng bố trong vòng 3 thập kỷ qua, bao gồm 2 vụ đánh bom khách sạn hạng sang và một vụ tấn công nhà ga ở Mumbai làm 166 người chết trong năm 2008. Nhận diện khuôn mặt có thể ngăn tình trạng này xảy ra.

    Dẫu vậy, công cụ này có thể trở thành nỗi ác mộng với nhiều người, nhất là các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương và bị phân biệt đối xử trong xã hội Ấn Độ.

    Sử dụng nhận diện khuôn mặt để kiểm soát công dân đang được thử nghiệm tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc và có thể chính thức được áp dụng trong một vài năm tới. Cùng với đó, Trung Quốc triển khai chấm điểm công dân và những người bị điểm thấp khó có cơ hội sử dụng những tiện ích trong xã hội như đi máy bay hay tàu cao tốc...

    Ý kiến của bạn

    Bình luận