Diện tích phủ xanh trung bình tại các khu vực từ năm 2000-2017. (Ảnh: NASA) |
Theo các nhà khoa học của NASA, diện tích phủ xanh trên Trái đất đã tăng 5% kể từ đầu năm 2000, tương đương với một khu trừng nhiệt đới Amazon rộng 2 triệu km2.
Nghiên cứu của NASA được công bố hôm 11/2 trên tạp chí Nature Sustainability cho biết 1/3 trong số thảm thực vật được tạo ra thêm nhờ các dự án trồng rừng và mở rộng đất nông nghiệp của Trung Quốc và Ấn Độ.
Cụ thể, Trung Quốc tạo ra 1/4 trong số 2 triệu km2 diện tích phủ xanh thêm trên Trái đất mặc dù diện tích thảm thực vật ở quốc gia này chỉ chiếm 6% diện tích của toàn Trái đất. 42% là nhờ rừng, 32% là nhờ trồng trọt nông nghiệp.
Trong khi đó, Ấn Độ đóng góp hơn 6,8% với 4,4% từ các hoạt động trồng rừng và 82% từ trồng trọt.
Nghiên cứu trên thu thập các dữ liệu từ 2 vệ tinh của NASA từ năm 2000 tới năm 2017.
"Ban đầu khi quan sát Trái đất đang xanh lên, chúng tôi cho rằng đó là do khí hậu nóng lên, ẩm ướt hơn. Bây giờ với các dữ liệu thu được, chúng tôi thấy rằng con người cũng có những đóng góp nhất định", ông Rama Nemani, tác giả của nghiên cứu cho hay.
Người Trung Quốc tỏ ra hết sức lạc quan trước các số liệu mới được công bố này.
"Cuối cùng cũng có tin tốt. Tôi nghĩ rằng điều này là dấu hiệu tốt so với tình trạng đô thị hóa chóng mặt hiện này. Nhiều người rời các ngôi làng của họ để tới làm việc ở các thành phố lớn dẫn tới việc các khu vực rừng núi và đồng ruộng bị bỏ lại và thích hợp cho việc trồng cây. Tôi có thể nói điều này từ những ngọn đồi xanh mướt ở quê mình",một người dùng mạng xã hội Trung Quốc bình luận.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.