ª ThS. Nguyễn Văn Phương ª KS. Trịnh Anh Tuấn Cục Đăng kiểm Việt Nam Người phản biện: TS. Đàm Hoàng Phúc |
Tóm tắt: Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe điện bốn bánh để chở người tại các khu vực đô thị và các khu du lịch đang ngày càng gia tăng dẫn tới yêu cầu phải có kiểm soát về an toàn kỹ thuật cũng như quy hoạch phát triển loại phương tiện này một cách phù hợp. Bài báo sẽ nêu thực trạng sử dụng loại phương tiện xe bốn bánh chở người tại một số địa phương (Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng...), tình hình quản lý hiện nay và đề xuất việc quản lý loại phương tiện này trong tương lai.
Từ khóa: An toàn kỹ thuật, quản lý, xe bốn bánh chạy điện.
Abstract: Currently, demands of four-wheel electric vehicles for passenger moves in urban and tourist areas is higher day-by-day, this leads to the request of to having suitable control methods on technical safety and the plan for this facilitiy to develop. The report will address the reality of using four-wheel electric vehicles to to transport people in some localities (Hanoi, Thanh Hoa, Vinh, Hue, Da Nang...), the current management situation and propose the manage these types of vehicles in future.
Keywords: Safety engineering, management, four-wheel electric vehicles.
1. Khái niệm về xe chở người bốn bánh có gắn động cơ
Xe bốn bánh chở người có gắn động cơ điện (Hình 1.1) được thiết kế để sử dụng trong phạm vi khu vực hạn chế nên có một số đặc điểm chung đó là:
- Vận tốc di chuyển thấp, thường không lớn hơn 30km/h;
- Không phát ra khí thải;
- Tiếng ồn nhỏ;
- Không gian quan sát thoáng, mở rộng, không có cửa lên xuống, cửa sổ;
- Kết cấu của thân xe và bố trí các trang bị an toàn chỉ phù hợp với di chuyển ở tốc độ thấp.
Hình 1.1: Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ điện |
Vì mục đích thiết kế nên các loại xe chở người bốn bánh có gắn động cơ điện nêu trên không đáp ứng được một số yêu cầu đối với ô tô chở người (Hình 1.2) quy định tại QCVN 09:2011/BGTVT, trong đó có:
- Yêu cầu về vận tốc lớn nhất: Không đạt được vận tốc 60km/h;
- Yêu cầu về khả năng tăng tốc: Không đạt về thời gian tăng tốc;
- Yêu cầu về kiểm tra hiệu quả phanh: Không đáp ứng được yêu cầu thử hiệu quả phanh;
- Yêu cầu về khoang chở khách, ghế ngồi: Thiết kế thân xe không bao kín, không có cửa lên xuống cho khách nên không đảm bảo an toàn khi vận hành ở tốc độ cao, yêu cầu về kính chắn gió và kính cửa;
- Yêu cầu về ghế lái, ghế khách, đệm tựa đầu, đai an toàn;
- Yêu cầu về hệ thống chiếu sáng và tín hiệu...
Hình 2.1: Xe ô tô chở người |
Vì không thỏa mãn quy chuẩn về ô tô nên các loại xe bốn bánh chở người có gắn động cơ điện không đủ điều kiện để tham gia giao thông như các loại ô tô thông thường, cần có quy định riêng để quản lý loại xe này.
2. Thực trạng sử dụng hiện nay
2.1. Thực trạng trước 2015
Như đã trình bày ở trên, ngoài 4 địa phương (gồm Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình) đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thực hiện thí điểm. Một số địa phương khác (Khánh Hòa, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu...) cũng đã đưa xe bốn bánh sử dụng động cơ điện vào hoạt động chở khách du lịch.
Qua kiểm tra thực tế của Bộ GTVT ở 10 địa phương này, đến hết 2014 có tổng số 30 doanh nghiệp, một số hộ kinh doanh cá thể với tổng số 1.069 xe đang hoạt động. Công tác quản lý các loại xe này ở các địa phương không thống nhất.
Hà Nội:
Thanh Hóa (Sầm Sơn):
Nghệ An (Cửa Lò):
Đà Nẵng:
Việc quản lý xe điện về chất lượng, phạm vi hoạt động, điều kiện để cho phép tham gia giao thông, quy định về đăng ký xe, yêu cầu đối với lái xe... ở các địa phương không có nhất quán. Ví dụ: TP. Hà Nội cấp biển số “HC” cho các xe hoạt động trong phạm vi phố cổ. Ở Sầm Sơn - Thanh Hóa xe được gắn biển kiểm soát theo tên doanh nghiệp “HP” - Hùng Phong, “CT” - Chiến Thắng...; Cửa Lò - Nghệ An đánh số thứ tự...
Vì vậy, nếu không có các biện pháp kịp thời và thống nhất để quản lý thì có thể trong tương lai gần các loại xe này sẽ phát triển mạnh và dẫn tới tiềm ẩn các nguy cơ sau:
- Nguy cơ mất ATGT: Khi loại xe này tham gia giao thông hỗn hợp với các loại phương tiện cơ giới khác (ô tô, xe máy), nếu xảy ra va chạm, TNGT nguy cơ thiệt hại về người ngồi trên loại xe này cao hơn nhiều so với người ngồi trên ô tô.
- Nguy cơ về UTGT, hỗn loạn trong quản lý hoạt động vận tải: Vì loại xe này có vận tốc thấp khi tham gia giao thông hỗn hợp với ô tô tốc độ lớn hơn có thể gây UTGT. Việc quản lý hoạt động vận tải khách cũng cần phải đặt ra và giải quyết.
- Nguy cơ về TTATGT, mỹ quan đô thị: Có một số địa phương loại xe này hoạt động tương tự như xe ô tô taxi đã xảy ra một số hiện tượng chèo kéo, tranh giành khách gây mất trật tự giao thông, ảnh hưởng hình ảnh của địa phương;
- Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường: Do hầu hết các xe điện này đều sử dụng ắc quy chì - axít nên hàng năm lượng ắc quy hỏng thải ra nếu không được xử lý tốt sẽ mang tới nguy cơ ô nhiễm vì chất thải rắn độc hại (chì), chất thải lỏng a xít gây tổn hại đến môi trường.
2.2. Thực trạng hiện nay
Trước nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, ngày 31/12/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế(Thông tư 86). Thông tư 86 có quy định cụ thể về:
- Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe bốn bánh chở người nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp;
- Kiểm tra lưu hành;
- Điều kiện đối với lái xe (phải có Giấy phép lái xe hạng B2 trở lên), điều kiện đối với xe (phải có biển kiểm soát, có chứng nhận lưu hành, có chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự);
- Việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông.
Theo số liệu thống kê từ cơ quan chức năng, kể từ khi Thông tư 86 có hiệu lực cho đến hết tháng 9/2015 đã có 366 xe nhập khẩu được cấp giấy chứng nhận và có 87 xe được kiểm tra lưu hành theo quy định. Như vậy, còn khá nhiều xe đã được cấp phép tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế chưa thực hiện việc kiểm tra lưu hành theo đúng quy định của Thông tư 86.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý xe bốn bánh chở người cho thấy một số vấn đề như sau:
- Đây là loại xe mới đưa vào thí điểm hoạt động, chưa được đề cập rõ trong Luật Giao thông đường bộ nên có một số khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật, áp biểu tính các loại thuế, phí cầu đường, biểu tính thu tiền quỹ bảo trì đường bộ.
- Về kiểm tra lưu hành: Số liệu thống kê đã chỉ rõ hiện còn rất nhiều xe đang tham gia giao thông nhưng chưa thực hiện việc kiểm tra an toàn lưu hành, cần có biện pháp để các xe này phải được thực hiện kiểm tra lưu hành trước khi cho phép tham gia giao thông.
- Công tác quy hoạch các tuyến đường hoạt động cần phải đặt ra sớm khi số lượng xe còn chưa quá nhiều. Việc quy hoạch cần căn cứ trên tiêu chí vừa đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách, vừa phải đảm bảo ATGT, hạn chế UTGT.
- Công tác quản lý hoạt động vận chuyển khách cần có chủ trương đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc nhưng vẫn phù hợp nhu cầu của địa phương; tránh tối đa việc phát triển ồ ạt một cách tự phát gây mất trật tự ATGT, lãng phí nguồn lực xã hội.
3. Kiến nghị và đề xuất
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý xe điện bốn bánh chở người xin có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
- Cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thống nhất quản lý đối với loại phương tiện này trong phạm vi toàn quốc.
- Trong thời gian chờ bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị Chính phủ có chỉ đạo các cơ quan có liên quan, cụ thể:
+ Giao UBND cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động, tuyến đường và số lượng phương tiện được phép hoạt động trên địa bàn địa phương mình, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, đồng thời không ảnh hưởng đến trật tự giao thông đô thị. Tốt nhất không cho hoạt động tại khu vực có giao cắt đồng mức với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ có mật độ giao thông đông hoặc có tốc độ phương tiện di chuyển cao.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn các thủ tục đăng ký, thuế, quản lý vận tải, quản lý người lái... đảm bảo thống nhất thực hiện trên cả nước.
+ Chỉ đạo cơ quan quản lý môi trường có hướng dẫn cụ thể về quản lý chất thải rắn nguy hại, đảm bảo an toàn môi trường.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.