Một góc khu vực bãi đỗ của sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: TỰ TRUNG |
Nhưng trải nghiệm ở ngay cổng sân bay khiến sự háo hức giảm đáng kể.
Mất hơn 2 giờ để có thể xong thủ tục e-visa tại sân bay, thoát khỏi dãy hàng đó, là thêm gần một giờ để vượt qua "cửa ải" an ninh.
Chưa hết, khi ra khỏi sân bay cũng là giờ tan tầm, hàng taxi chậm chạp nối tiếp ì ạch vào trung tâm thành phố. Đến 6h chiều, đôi du khách mới nhận phòng khách sạn trong cảm giác mệt mỏi chờ đợi và nóng bức ngày hè.
Đó là cảm giác của những vị khách đến chơi nhà. Cảm xúc của khách từ nhà ra đi cũng không dễ chịu hơn. Với nhiều người, mỗi lần ra sân bay là một lần hồi hộp. Sân bay Tân Sơn Nhất tắc từ ngoài vào trong vì tình trạng quá tải nghiêm trọng.
Chuyện chậm chuyến, xếp hàng ròng rã thường xảy ra vào mùa cao điểm hè hay tết thì bây giờ dễ thấy quanh năm. Trước đây, chẳng ai nghĩ sẽ có cảnh "kẹt xe" trên không thì bây giờ chuyện này xảy ra như "cơm bữa": máy bay bay vòng vòng trên trời để chờ tới lượt hạ cánh.
Năm 2018, du lịch TP.HCM đặt mục tiêu đón thêm 1,5 triệu lượt khách quốc tế mới sau con số 7 triệu năm ngoái, khách nội địa phấn đấu đạt 32,77 triệu lượt, lần lượt tăng khoảng 14% và 13% so với năm 2018.
Hơn 80% khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không nên nâng cấp hạ tầng là yếu tố then chốt để đánh giá khả năng phát triển du lịch TP cùng cả nước.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xem sân bay không chỉ là một ga đến mà còn là bộ mặt, hình ảnh quốc gia, là ấn tượng đầu tiên với khách quốc tế. Nhiều nước dùng sân bay để giới thiệu các đặc trưng văn hóa thông qua hệ thống kiến trúc, dịch vụ cung ứng ở đây, không ngừng đầu tư mở rộng, đón đầu cho xu thế phát triển kinh tế.
Gần Việt Nam nhất, sân bay Changi (Singapore) ngay từ khi chưa xuất hiện cho đến khi được đưa vào hoạt động đã tìm cách hấp dẫn du khách bằng những dịch vụ không dễ tìm thấy tại các sân bay thông thường như rạp chiếu phim 24h, khu vui chơi giải trí, thác nước khổng lồ, thậm chí là khu trưng bày tác phẩm nghệ thuật hay hàng chục vườn cây, hoa khoe sắc...
Từ sân bay TP.HCM đến với những trung tâm tài chính, nhộn nhịp khác trong khu vực châu Á đa số dưới 2 giờ bay, thế nhưng khoảng cách về chất lượng dịch vụ đang rất xa. Bởi sân bay Tân Sơn Nhất đang mải lo đối phó với quá tải nên các tiện ích khác cũng bị cắt giảm đi, nếu như không muốn nói mức tối thiểu, sơ sài.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.