Ánh sáng: “Đường Kách mệnh”

Tác giả: CAO HÀ

saosaosaosaosao
Chính trị 01/11/2017 07:20

Tác phẩm “Đường Kách mệnh” có ý nghĩa và vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam. Tinh thần xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân thoát khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, tất cả vì độc lập, tự do của dân tộc…

 

DSC_8010
 

Từ “Đường Kách mệnh” đến Tuyên ngôn Độc lập

Trong suốt 90 năm kể từ sau khi tác phẩm ra đời, những tư tưởng và lý luận mà “Đường Kách mệnh” đề cập luôn có ý nghĩa to lớn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. “Đường Kách mệnh” là “cẩm nang”, là “ngọn đuốc” soi đường cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong những năm cả nước cùng đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặc biệt là trong những năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới.

“Đường Kách mệnh” là một cuốn sách rất mỏng, rất nhẹ và in rất đơn sơ nhưng nó chứa đựng sức nặng của lịch sử dân tộc vì đó là cuốn sách được sử dụng để đào tạo lớp cán bộ cách mạng đầu tiên, những người sau này trở thành hạt nhân của tổ chức cách mạng, của Đảng.

Đó là thời điểm những năm 1925 - 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên là Lý Thụy, đang hoạt động ở Trung Quốc. Người đã tập hợp tất cả những chiến sỹ yêu nước của nhiều phong trào trong nước nhưng đều có một lý tưởng chung đó là giải phóng áp bức, giải phóng dân tộc, đặc biệt là các chiến sỹ trẻ tuổi. Đó là những ”hạt giống đỏ”  chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ trước đó, ở Việt Nam chưa có người nào hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin là gì, cách mạng vô sản vận động như thế nào; chưa có người nào hiểu tổ chức Quốc tế cộng sản, Quốc tế nông dân, Quốc tế công nhân là như thế nào. Vấn đề ấy đặt cho Nguyễn Ái Quốc một trách nhiệm rất lớn là làm sao truyền tải được ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thông qua các ”hạt giống đỏ”.

“Đường Kách mệnh” hàm chứa những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, trong đó học thuyết Mác - Lênin được Người đưa vào Việt Nam theo cách của riêng mình thật giản dị, dễ hiểu, làm cho lý luận Mác - Lênin đến với Việt Nam như hạt giống tốt gặp mảnh đất mầu mỡ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Đúng như Người đã viết: “Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm kách mệnh. Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Kách mệnh? Kách mệnh?! Kách mệnh”. Cuốn sách đã vượt qua rất nhiều sự kiểm duyệt, kiểm tra của lực lượng an ninh ở Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam để đến với những chiến sỹ cách mạng, đến với dân tộc Việt Nam đang phải chịu áp bức bóc lột, cuộc sống lầm than, chỉ mong có một lực lượng lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

18 năm sau khi “Đường Kách mệnh” ra đời, chiều ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt toàn thể quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuyên ngôn độc lập là kết quả tất yếu của “con đường kách mệnh” đã được Nguyễn Ái Quốc mở ra từ lớp huấn luyện ở Quảng Châu.

 Sống mãi với thời gian

90 năm đã trôi qua, những nội dung cơ bản mà “Đường Kách mệnh” đề cập đến như: Cách mạng, con đường cách mạng, lực lượng cách mạng, Đảng Cộng sản và các tổ chức quần chúng của Quốc tế cộng sản, của Đảng Cộng sản, về phương pháp cách mạng, về đoàn kết… đóng vai trò quan trọng, vẫn luôn là “cẩm nang”, là “bó đuốc” soi đường cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi qua những năm đấu tranh giành chính quyền, qua hai cuộc trường chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong những năm cả nước cùng đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặc biệt là trong 25 năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, vì một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Được viết rất ngắn gọn nhưng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, sau 90 năm “Đường Kách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Không thể phủ nhận rằng, để có một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh đang ngày một phát triển, hội nhập cùng bạn bè quốc tế như hôm nay, cách mạng Việt Nam đã phải trải qua nhiều khúc ngoặt nhưng vẫn giành được thắng lợi, vẫn kiên định con đường đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và CNXH, ấy là vì chúng ta có “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối.

Trao đổi với Tạp chí GTVT, PGS. TS.  Phạm Mai Hùng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ, toàn bộ bài giảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tập hợp trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Nếu chúng ta đọc kỹ tác phẩm này, nội dung thứ nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng là tư cách người làm cách mạng. Tại sao lại lấy tư cách người làm cách mạng là nội dung tất yếu, nội dung cơ bản để giảng dạy vì đây là vấn đề lớn, một vấn đề mà sau 90 năm vẫn còn giá trị thời sự. Càng suy nghĩ, càng đào sâu so sánh những diễn biến của lịch sử Việt Nam từ trước đến nay thì ta thấy nội dung đầu tiên vẫn hoàn toàn có giá trị thời đại. Người căn dặn, những người làm cách mạng thì phải trong sạch, phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, với đoàn thể phải nghiêm túc. Giá trị đó cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Đồng quan điểm với PGS. TS. Phạm Mai Hùng, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá, những câu chuyện của 90 năm trước rất gần gũi với chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta muốn xây dựng đất nước để đem lại ấm no, hạnh phúc cho người dân, để phát triển quốc gia thì cũng phải có đội ngũ những người lãnh đạo có phẩm chất và thử thách phẩm chất ấy cũng không kém gian khó như thời kỳ 90 năm trước.

“Chúng ta nhắc lại nội dung của chương viết với tư cách người làm cách mạng thì thấy rất gần gũi với công cuộc đổi mới của chúng ta, xây dựng con người mới nói chung, đặc biệt là đội ngũ người lãnh đạo mà Hội nghị Trung ương 6 vừa bàn đến. Từ cuốn sách này, chúng ta thấy được cần đặt Việt Nam trong bối cảnh thế giới, hội nhập vào con đường phát triển. Hội nhập cách mạng thế giới là một con đường để chúng ta đi đến thành công. Muốn xây dựng đất nước phải hội nhập với thế giới và hội nhập bằng tri thức, phẩm chất của mình”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Ánh sáng của “Đường Kách mệnh” đã soi rọi cho chúng ta 90 năm qua và đến thời điểm này, ánh sáng đó vẫn tiếp tục soi rọi cho chúng ta đi trong những bước đường tiếp theo

Từ “Đường Kách mệnh” đến Tuyên ngôn Độc lập
Trong suốt 90 năm kể từ sau khi tác phẩm ra đời, những tư tưởng và lý luận mà “Đường Kách mệnh” đề cập luôn có ý nghĩa to lớn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. “Đường Kách mệnh” là “cẩm nang”, là “ngọn đuốc” soi đường cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong những năm cả nước cùng đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặc biệt là trong những năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới.
“Đường Kách mệnh” là một cuốn sách rất mỏng, rất nhẹ và in rất đơn sơ nhưng nó chứa đựng sức nặng của lịch sử dân tộc vì đó là cuốn sách được sử dụng để đào tạo lớp cán bộ cách mạng đầu tiên, những người sau này trở thành hạt nhân của tổ chức cách mạng, của Đảng.
Đó là thời điểm những năm 1925 - 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên là Lý Thụy, đang hoạt động ở Trung Quốc. Người đã tập hợp tất cả những chiến sỹ yêu nước của nhiều phong trào trong nước nhưng đều có một lý tưởng chung đó là giải phóng áp bức, giải phóng dân tộc, đặc biệt là các chiến sỹ trẻ tuổi. Đó là những ”hạt giống đỏ”  chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ trước đó, ở Việt Nam chưa có người nào hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin là gì, cách mạng vô sản vận động như thế nào; chưa có người nào hiểu tổ chức Quốc tế cộng sản, Quốc tế nông dân, Quốc tế công nhân là như thế nào. Vấn đề ấy đặt cho Nguyễn Ái Quốc một trách nhiệm rất lớn là làm sao truyền tải được ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thông qua các ”hạt giống đỏ”.
“Đường Kách mệnh” hàm chứa những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, trong đó học thuyết Mác - Lênin được Người đưa vào Việt Nam theo cách của riêng mình thật giản dị, dễ hiểu, làm cho lý luận Mác - Lênin đến với Việt Nam như hạt giống tốt gặp mảnh đất mầu mỡ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Đúng như Người đã viết: “Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm kách mệnh. Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Kách mệnh? Kách mệnh?! Kách mệnh”. Cuốn sách đã vượt qua rất nhiều sự kiểm duyệt, kiểm tra của lực lượng an ninh ở Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam để đến với những chiến sỹ cách mạng, đến với dân tộc Việt Nam đang phải chịu áp bức bóc lột, cuộc sống lầm than, chỉ mong có một lực lượng lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
18 năm sau khi “Đường Kách mệnh” ra đời, chiều ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt toàn thể quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuyên ngôn độc lập là kết quả tất yếu của “con đường kách mệnh” đã được Nguyễn Ái Quốc mở ra từ lớp huấn luyện ở Quảng Châu.

Sống mãi với thời gian
90 năm đã trôi qua, những nội dung cơ bản mà “Đường Kách mệnh” đề cập đến như: Cách mạng, con đường cách mạng, lực lượng cách mạng, Đảng Cộng sản và các tổ chức quần chúng của Quốc tế cộng sản, của Đảng Cộng sản, về phương pháp cách mạng, về đoàn kết… đóng vai trò quan trọng, vẫn luôn là “cẩm nang”, là “bó đuốc” soi đường cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi qua những năm đấu tranh giành chính quyền, qua hai cuộc trường chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong những năm cả nước cùng đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặc biệt là trong 25 năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, vì một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Được viết rất ngắn gọn nhưng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, sau 90 năm “Đường Kách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Không thể phủ nhận rằng, để có một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh đang ngày một phát triển, hội nhập cùng bạn bè quốc tế như hôm nay, cách mạng Việt Nam đã phải trải qua nhiều khúc ngoặt nhưng vẫn giành được thắng lợi, vẫn kiên định con đường đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và CNXH, ấy là vì chúng ta có “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối.
Trao đổi với Tạp chí GTVT, PGS. TS.  Phạm Mai Hùng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ, toàn bộ bài giảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tập hợp trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Nếu chúng ta đọc kỹ tác phẩm này, nội dung thứ nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng là tư cách người làm cách mạng. Tại sao lại lấy tư cách người làm cách mạng là nội dung tất yếu, nội dung cơ bản để giảng dạy vì đây là vấn đề lớn, một vấn đề mà sau 90 năm vẫn còn giá trị thời sự. Càng suy nghĩ, càng đào sâu so sánh những diễn biến của lịch sử Việt Nam từ trước đến nay thì ta thấy nội dung đầu tiên vẫn hoàn toàn có giá trị thời đại. Người căn dặn, những người làm cách mạng thì phải trong sạch, phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, với đoàn thể phải nghiêm túc. Giá trị đó cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
Đồng quan điểm với PGS. TS. Phạm Mai Hùng, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá, những câu chuyện của 90 năm trước rất gần gũi với chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta muốn xây dựng đất nước để đem lại ấm no, hạnh phúc cho người dân, để phát triển quốc gia thì cũng phải có đội ngũ những người lãnh đạo có phẩm chất và thử thách phẩm chất ấy cũng không kém gian khó như thời kỳ 90 năm trước.
“Chúng ta nhắc lại nội dung của chương viết với tư cách người làm cách mạng thì thấy rất gần gũi với công cuộc đổi mới của chúng ta, xây dựng con người mới nói chung, đặc biệt là đội ngũ người lãnh đạo mà Hội nghị Trung ương 6 vừa bàn đến. Từ cuốn sách này, chúng ta thấy được cần đặt Việt Nam trong bối cảnh thế giới, hội nhập vào con đường phát triển. Hội nhập cách mạng thế giới là một con đường để chúng ta đi đến thành công. Muốn xây dựng đất nước phải hội nhập với thế giới và hội nhập bằng tri thức, phẩm chất của mình”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Ánh sáng của “Đường Kách mệnh” đã soi rọi cho chúng ta 90 năm qua và đến thời điểm này, ánh sáng đó vẫn tiếp tục soi rọi cho chúng ta đi trong những bước đường tiếp theo

Ý kiến của bạn

Bình luận