Anh sẽ đón số liệu kinh tế ảm đạm hậu Brexit?

Doanh nghiệp 16/08/2016 15:32

Nhu cầu yếu đi, tăng trưởng chậm lại và lạm phát nhanh hơn...

a1f4605855692595e79583ea85f271db_hcel_fmwe
 

Nhu cầu yếu đi, tăng trưởng chậm lại và lạm phát nhanh hơn. Đây là nền kinh tế Anh hậu Brexit, tức rời Liên minh châu Âu (EU), theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương nước này (BOE). 

Theo Bloomberg, đến nay, các cuộc điều tra và ước tính hầu hết chỉ ra rằng quyết định Brexit hôm 23.6 thúc đẩy một cuộc suy thoái. Trong tuần này, Cơ quan thống kê Anh quốc sẽ công bố số liệu là những manh mối vững chắc hơn để trả lời câu hỏi về trường hợp suy thoái kinh tế.

Nếu Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội đúng, các dấu hiệu yếu đi sẽ xuất hiện khá nhanh chóng. Viện chính sách có trụ sở ở London ước tính kinh tế bắt đầu sụt giảm từ quý 3/2016, giảm 0,2% chỉ trong tháng 7. Ngày 4/8, BOE hạ dự báo kinh tế Anh mạnh nhất từ trước đến nay mặc dù giới kinh tế cho hay số liệu được công bố trong tuần này sẽ chưa chỉ ra sự suy giảm đáng kể nào.

Tại Investec, chuyên gia Victoria Clarke và Chris Hare cho hay số liệu sẽ thể hiện “tác động tương đối khiêm tốn hậu Brexit” với những thay đổi đáng kể xuất hiện. Hai chuyên gia dự báo sẽ có những dấu hiệu đầu tiên của đà lên giá, và tác động tiêu cực len lỏi vào thị trường lao động cũng như dữ liệu tài chính công.

Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng lạm phát sẽ chạm mốc mục tiêu vào quý cuối năm 2017.

Nhà kinh tế trưởng BOE Andy Haldane cho biết chính sách tiền tệ không thể cách ly nước Anh ra hẳn các ảnh hưởng lâu dài của Brexit. “Đây là sự thay đổi cấu trúc trong chế độ kinh tế và thương mại Anh, trong khi chính sách tiền tệ không đem đến nhiều hơn một giải pháp ngắn hạn”, ông Haldane viết trên tờSunday Times.

Tác động đáng chú ý và bền vững nhất của Brexit trên các thị trường là tỷ giá hối đoái. Đây là yếu tố khiến một ngân hàng trung ương đặt mục tiêu lạm phát như BOE lo lắng. Trong trung hạn, BOE kỳ vọng đồng bảng yếu sẽ đẩy mức tăng giá trở lại mức 2% mục tiêu với tốc độ nhanh hơn so với dự kiến trước đây. Khi giới kinh tế cho hay lạm phát là 0,5% trong tháng 7, giá của các sản phẩm từ ô tô đến điện thoại đã bắt đầu leo cao hơn khi giới doanh nghiệp phải trả thêm tiền cho nhập khẩu.

BOE dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ mức 4,9% hiện tại lên 5,5% vào cuối năm sau. Một thị trường việc làm sút kém đi cùng với giá cả gia tăng có thể tác động đến khía cạnh quan trọng của nền kinh tế: chi tiêu trong nước. Động lực tăng trưởng chính nói trên đến nay đã chứng minh được khả năng phục hồi. Ngay cả khi niềm tin người tiêu dùng sa sút, Tập đoàn Bán lẻ Anh cho biết doanh số bán lẻ vừa tăng mạnh nhất năm tháng qua trong tháng 7. Ngày 17/5, Anh sẽ công bố dữ liệu thị trường lao động.

BOE dự báo tỷ lệ thất nghiệp chạm 5,5% năm 2017.

Trên mặt tài chính công, tân Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond vừa gợi ý rằng kích thích chính phủ đang trên đà hỗ trợ đợt nới lỏng tiền tệ của BOE. Ông Hammond đã từ bỏ kế hoạch của người tiền nhiệm George Osborne để cung cấp thặng dư ngân sách đến năm 2020, tuyên bố sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết nhằm “giữ nền kinh tế đi đúng hướng”.

Tháng 7 thường là tháng tốt cho tình hình tài chính công khi Kho bạc Anh nhận được biên lai thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp cao hơn thông thường. Các nhà kinh tế dự báo thặng dư ngân sách là 1,9 tỉ bảng Anh, tương đương 2,5 tỉ USD, tăng lên từ mức 1,2 tỉ bảng Anh vào tháng 7.2015.

Dù vậy, vì Brexit, các dự báo độc lập do Kho bạc Anh soạn thảo hồi tháng trước cho thấy thâm hụt sẽ lên tổng cộng 129 tỉ bảng Anh từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2018, nhiều hơn 1/3 so với mức giới chức dự báo trong tháng 3.

Ý kiến của bạn

Bình luận