Apple: Không có chuyện Trung Quốc bí mật gắn microchip vào máy chủ

Tác giả: khoahoc.tv

saosaosaosaosao
Ứng dụng 06/10/2018 06:10

Apple đang phủ nhận mọi thông tin trong báo cáo của Bloomberg rằng họ đã phát hiện ra những con chip đáng ngờ trong máy chủ của mình vào năm 2015.

z-15387079747401431153349

Apple một mực phủ nhận thông tin bị gián điệp Trung Quốc gắn microchip vào máy chủ.

Trang tin Bloomberg đã công bố một cuộc điều tra "gây sốc" khi tiết lộ rằng các gián điệp Trung Quốc đã gắn microchip trên bộ mạch chủ trong các máy chủ dữ liệu do SuperMicro cung cấp cho hàng loạt các công ty công nghệ của Mỹ, bao gồm cả Apple.

Theo Bloomberg, mục đích của các gián điệp Trung Quốc được cho là sử dụng những con chip này để truy cập vào dữ liệu "nhạy cảm" của công ty và nhiều bí mật khác thông qua việc tấn công nâng cao.

Tuy nhiên, Apple lại đang phủ nhận mọi thông tin trong báo cáo của Bloomberg rằng họ đã phát hiện ra những con chip đáng ngờ trong máy chủ của mình vào năm 2015.

Trong một tuyên bố vào chiều thứ Năm, Apple cho biết công ty chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ "con chip độc hại" hoặc lỗ hổng trong "bất kỳ máy chủ nào" và hoàn toàn phủ nhận việc liên hệ với "FBI hoặc bất kỳ cơ quan nào khác về sự cố này".

Theo tuyên bố cập nhật của Apple, "mặc dù đã có nhiều cuộc thảo luận, nhưng không một ai ở Apple từng nghe về cuộc điều tra này" và họ cho biết các phóng viên của Bloomberg đã liên lạc lần đầu tiên với họ về cuộc điều tra liên quan đến FBI vào tháng 11/2017.

Đây là một sự phủ nhận khá rõ ràng. Mặc dù vậy, đã có nhiều suy đoán rằng Apple có thể đang liên quan đến một lệnh gag. Đây thường là một lệnh hợp pháp của tòa án hoặc chính phủ nhằm hạn chế thông tin hoặc nhận xét bị công khai hoặc chuyển giao cho bất kỳ bên thứ ba trái phép nào. Trong trường hợp này, một số cơ quan điều tra liên bang đối phó với gián điệp và an ninh quốc gia có thể đưa ra các lệnh như vậy.

Tuy nhiên, Apple cũng phủ nhận cả vấn đề này trong một tuyên bố cập nhật cũng trong ngày thứ Năm.

"Cuối cùng, để trả lời những câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được từ các tổ chức tin tức khác kể từ khi Businessweek xuất bản câu chuyện họ, chúng tôi đang không liên quan đến bất kỳ loại lệnh gag nào hoặc các nghĩa vụ bảo mật khác".

Đây được cho là một tình huống khá khó xử bởi Bloomberg là một trang tin tức có uy tín và "kinh nghiệm" trong việc tiết lộ những sự việc và âm mưa dạng tương tự trong quá khứ. Bloomberg cho biết họ đã sử dụng 18 nguồn tin không nêu tên để đưa ra tin tức này.

Thế nhưng cả Apple và nhiều công ty khác như Amazon đều đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ để phủ nhận hoàn toàn tin tức đưa ra bởi Bloomberg. Về phần mình, Amazon cho biết thật khó để đếm hết được những điểm không chính xác trong câu chuyện của Bloomberg.

Các công ty trên đều được giao dịch công khai và loại thông tin này rõ rang sẽ có ảnh hưởng nhất định tới giá cổ phiếu của họ. Bất cứ sai lầm nào trong những tuyên bố đưa ra cũng có thể dẫn đến rắc rối với chính quyền liên bang.

Lưu ý: Trong năm 2017, Apple đã thừa nhận tải xuống phần mềm bị nhiễm độc có liên quan đến các máy chủ do SuperMicro sản xuất.

Chính vì vậy, đây là một tình huống khó phân tích ở thời điểm hiện tại bởi nó liên quan đến cả vấn đề gián điệp của Trung Quốc và Mỹ cũng như sản xuất và tấn công công nghệ cao.

Ý kiến của bạn

Bình luận