Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh: 20 năm xây dựng và phát triển

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 09/08/2019 12:09

Ngày 11/8/1999, Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định thành lập Ban QLDA đường Hồ Chí Minh trên cơ sở chuyển toàn bộ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc Nam và giao nhiệm vụ cho Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (Ban) làm đại diện Chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường Hồ Chí Minh.


111
 

 Đưa vào sử dụng 2.285km tuyến chính

Ngày 11/8/1999, Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định thành lập Ban QLDA đường Hồ Chí Minh trên cơ sở chuyển toàn bộ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc Nam và giao nhiệm vụ cho Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (Ban) làm đại diện Chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường Hồ Chí Minh.

325
 

 Đường Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 05/4/2000. Sau khoảng 5 năm thi công đã hoàn thành đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) dài 1.350km. Đến nay, đã đưa vào sử dụng và thông xe 2.285km/2.744 km tuyến chính phải đầu tư xây dựng và khoảng 258km tuyến nhánh, đồng thời dự án được Quốc hội ban hành các Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng (Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004, sau đó là Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013) và Chính phủ, Bộ GTVT phê duyệt các quy hoạch liên quan (Quy hoạch tổng thể - Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/2/2007, Quy hoạch chi tiết - Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/2/2012, Quy hoạch hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh - Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 03/4/2012, Quy hoạch các trạm dừng nghỉ dọc tuyến chính - Quyết định số 1594/QĐ-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ GTVT). Hiện nay, Ban đang tích cực triển khai chuẩn bị đầu tư 2 dự án cao tốc Bắc - Nam, trong đó dự án Cam Lộ - La Sơn là một trong các dự án cao tốc được phê duyệt sớm nhất và phấn đấu khởi công xây dựng đầu tiên trong số 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.

131
 

 Ngày nay, đi trên con đường mới, hiện đại kéo dài từ Cao Bằng tới tận Đất Mũi, Cà Mau, ít ai biết hành trình hồi sinh con đường kháng chiến lịch sử đã trải qua những ngày tháng vất vả như thế nào. Từ những ngày đầu triển khai dự án, điều kiện thi công hết sức khó khăn: địa hình phức tạp 1 bên là núi cao, một bên là vực sâu; khí hậu khắc nghiệt, khó lường; khối lượng bom đạn còn sót lại sau chiến tranh rất lớn,… đến những giai đoạn khó khăn về nguồn vốn đầu tư sau này, hàng loạt dự án bị dừng giãn tiến độ và không thể triển khai do không có vốn. Tuy nhiên, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu, Tập thể Lãnh đạo và CBVC Ban cũng đoàn kết nhất trí, nỗ lực vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Theo thời gian, cùng với việc nối dài số km đường Hồ Chí Minh hoàn thành là sự trưởng thành, phát triển của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh.

Xây dựng một mô hình chuyên nghiệp

1.
Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh - Lâm Văn Hoàng giới thiệu công nghệ xử lý sụt trượt tại dự án La Sơn - Túy Loan

 Từ một đơn vị sự nghiệp ban đầu chỉ có 5 bộ phận nghiệp vụ với 30 công chức viên chức, quy mô cơ sở vật chất còn nhỏ. Đến nay, sau 20 năm thành lập, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã trưởng thành về mọi mặt, với 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 150 CBVC có kinh nghiệm chuyên môn vững vàng được rèn luyện trưởng thành trong môi trường thực tế. Trong quá trình phát triển Ban đã không ngừng đào tạo nâng cao trình độ của CBVC; tổ chức, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, khoa học và phù hợp với thực tế triển khai dự án, thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý điều hành dự án trở thành một trong những Ban QLDA tiêu biểu của Bộ GTVT đủ sức quản lý các dự án lớn của Ngành, xứng đáng là Ban QLDA mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh. Là một trong số ít các Ban QLDA của Bộ GTVT đảm bảo đủ công ăn việc làm, thu nhập của CBVC của Ban được duy trì ổn định ở mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của khối các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT hiện nay. Từ một đơn vị chỉ quản lý dự án nguồn nhà nước, hiện nay Ban đã quản lý đa dạng các loại hình đầu tư từ vốn TPCP, BOT, BT, từ quản lý dự án đường bộ quy mô nhỏ nay Ban đã quản lý đầu tư các dự án đường cao tốc. Thực tế quản lý đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đã giúp Ban có nhiều kinh nghiệm trên nhiều mặt, đó là kinh nghiệm quản lý, thực thi, giám sát, điều phối, tổ chức… Những kinh nghiệm trong điều hành dự án trọng điểm quốc gia sẽ là bài học quý báu để Ban tiếp tục thực hiện các dự án giao thông quốc gia tiếp theo kể cả các dự án ngoài lĩnh vực giao thông đường bộ. 

IMG_0144
Hầm đường bộ Mũi Trâu thuộc dự án La Sơn - Túy Loan sắp đưa vào sử dụng

 Tin tưởng vào năng lực của Ban, thời gian gần đây, Bộ GTVT cũng đã giao cho Ban quản lý đầu tư một số dự án khác ngoài đường Hồ Chí Minh như: đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cầu Hòa Trung (cà Mau), QL12B đoạn Tam Điệp - Nho Quan (Ninh Bình),… Ban đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đánh giá cao những nỗ lực của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Ban nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2014), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2009), Cờ luân lưu của Chính phủ, Bằng khen của Bộ GTVT, Bộ Tài chính,…. Từ năm 2012 - đến nay Ban đều được Bộ GTVT xếp thứ hạng cao trong khối các Ban QLDA của Bộ GTVT,... Đặc biệt, dự án đường Hồ Chí Minh có 2 công trình được lựa chọn là công trình tiêu biểu của Ngành GTVT: Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (năm 2008) và Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (năm 2015), năm 2018, Công trình đường Hồ Chí Minh vinh dự được lựa chọn là 1 trong 8 công trình tầm vóc thế kỷ, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước được vinh danh tại Chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn những công trình” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Đây là kết quả của những đóng góp sức lực, trí tuệ của Tập thể Ban QLDA đường Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con đường mang tên Bác.

332
 

Những kết quả đạt được trên chặng đường 20 xây dựng và trưởng thành đã đánh dấu sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và là sự kết tinh sức mạnh trí tuệ của các thế hệ Lãnh đạo và CBVC Ban qua các thời kỳ, cùng với đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT, các Bộ, Ban, Ngành, địa phương; sự ủng hộ, hợp tác của các đơn vị tham gia dự án.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh trong thời gian tới còn rất nặng nề, trong đó mục tiêu lớn nhất là phải sớm thông tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn. Phát huy các thành quả đạt được, với sức trẻ của tuổi 20, Đảng ủy và toàn thể CBVC Ban nguyện đoàn kết một lòng tiếp tục xây dựng Ban QLDA đường Hồ Chí Minh trở thành 1 Ban QLDA xây dựng CTGT mạnh, chủ lực cùng các Ban QLDA khác giúp Bộ GTVT hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao.

Ý kiến của bạn

Bình luận