Ban QLDA đường Hồ Chí Minh: Cần đổi mới, đột phá để phát triển

Tác giả: KH

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 07/01/2017 07:19

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 chiều ngày 6/1.


 

tiem-an-nguy-co-tai-nan-tren-duong-ho-chi-minh-qua
Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên

Theo ông Lê Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, năm 2016, Ban tiếp tục triển khai thi công 2 dự án thành phần với chiều dài 101km bao gồm: Dự án BT La Sơn - Túy Loan với sản lượng thực hiện đến hết tháng 12/2016 được khoảng 58% hợp đồng (năm 2016 thực hiện được 38% hợp đồng). Cũng trong năm 2016, Ban đã trình và được Chính phủ chấp thuận mở rộng toàn tuyến quy mô 4 làn xe. Dự kiến hoàn thành dự án giai đoạn 2 làn xe vào năm 2017 và hoàn thành giai đoạn 4 làn xe vào năm 2018.  Dự án BOT đoạn từ QL2 đến Hương Nộn và nâng cấp mở rộng QL32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà): Đã hoàn thành tháng 12/2016. Bên cạnh đó đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng các dự án hoàn thành cuối năm 2015 (3 DA mở rộng QL1 đoạn qua Bình Định và Phú Yên; đoạn Năm Căn - Đất Mũi, QL61 Bến Nhất - Gò Quao, cầu Hòa Trung).

IMG_3580
Ông Lê Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh

Ban đã kiểm soát tốt chất lượng trong quá trình thi công ở các khâu nên các dự án thành phần đều cơ bản đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đánh giá đạt yêu cầu và chấp thuận nghiệm thu cấp Nhà nước, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, trong năm vừa qua do thời tiết diễn biến bất thường, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ thường xuyên hứng chịu những trận mưa lũ lớn kéo dài nên một số dự án xuất hiện hư hỏng (dự án mở rộng QL 1 đoạn qua Bình Định). Mặc dù, Ban đã kịp thời phát hiện và chỉ đạo khắc phục nhưng do mưa lớn liên tiếp, lũ chồng lũ nên việc khắc phục gặp nhiều khó khăn và bị kéo dài nên đến cuối tháng 12/2016 mới cơ bản hoàn thành công tác sửa chữa.

Về công tác giải ngân, Ban giải ngân được 4.068 tỷ đồng vốn Ngân sách: (TPCP: 2.415 tỷ đồng; vốn BT: 1.653  tỷ đồng), dự kiến đến hết tháng 1/2017 giải ngân được 4.363 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch vốn. Ngoài ra, Ban còn phối hợp với các nhà đầu tư giải ngân khoảng 550 tỷ đồng dự án BOT.  Đối với công tác quyết toán, đã giai đoạn 1: Đã hoàn thành và được phê duyệt quyết toán toàn bộ các hạng mục chính, một số hạng mục nhỏ còn vướng mắc như trồng cỏ Vectiver, nổ mìn phá đá dưới đường dây 500KV, một số chi phí khác đang tiếp tục xử lý. Giai đoạn 2: Năm 2016, Ban tập trung quyết toán các dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên & Bình Phước. Có thể nói công tác quyết toán các dự án này tương đối khó khăn do để đáp ứng tiến độ nên trong quá trình thi công nhiều chủ trương chưa kịp hoàn tất thủ tục, do đó khi quyết toán phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán dẫn đến mất nhiều thời gian. Tuy vậy, năm 2016 Ban đã hoàn thành quyết toán 18/17 DATP đạt 106% kế hoạch giao (14 dự án TPCP và 4 dự án BOT).

Cũng theo ông Bình, công tác quyết toán các dự án BOT gặp nhiều khó khăn hơn do một số nhà đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Ban đã đôn đốc quyết liệt, phối hợp, hướng dẫn cụ thể từng công việc vì vậy trong năm 2016 cũng đã hoàn thành trình thỏa thuận quyết toán toàn bộ các dự án Tây Nguyên & Bình Phước (4/4 dự án) đúng tiến độ yêu cầu.

IMG_3585
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chỉ ra công tác giải ngân của Ban cũng như tình trạng của nhiều Ban khác chưa đạt kế hoạch của năm do được bố trí nguồn vốn chậm, rơi vào tình trạng các Ban thường đôn đốc công tác thi công ép tiến độ, nhưng khi giải ngân thì đỉnh. Do đó Thứ trưởng yêu cầu cần phải xây dựng kế hoạch thật chuẩn, để tránh tình trạng có tiền mà không tiêu hết. Bên cạnh đó công tác quản lý chất lượng hầu hết khoán trắng cho tư vấn giám sants nên chất lượng công trình lại phụ thuộc vào tư vấn. Công tác quản lý điều hành, kiểm soát tiến độ chưa chặt chẽ…

IMG_3586
Đại biểu dự hội nghị

Ban đường Hồ Chí Minh chưa có sự đổi mới, Thứ trưởng Trường nhấn mạnh. Đặc biệt Ban đường Hồ Chí Minh cần rà soát, sắp xếp lại theo hướng mạnh mẽ, năng động và chuyên nghiệp, đánh giá lại năng lực cán bộ, luân chuyển và đào tạo cán bộ. Xây dựng chiến lược phát triển ban theo huớng bền vững. Phải làm đường Hồ Chí Minh là chính. Bất cứ dự án nào cũng phải kiểm soát chặt vốn đối ứng, tức là chủ động kiểm toán vào để phục vụ kiểm soát vốn, Thứ trưởng Trường yêu cầu.

Ý kiến của bạn

Bình luận