Chính phủ đã chi 2,5 tỷ Rupee để xây dựng các hệ thống lọc, hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, họ còn đầu tư riêng một bộ lọc rác có giá trị 4,5 triệu rupee để vớt sạch rác. |
Ấn Độ luôn được biết tới như một nơi có nhiều dòng sông chết. Những bãi biển đầy rác thải, các sông hồ bị ô nhiễm nặng, những cậu bé vô tư bơi giữa những đống rác trên sông, người dân tắm giặt trong những dòng nước đen nghịt...
Nhiều người dân Ấn Độ đang phải sống trong môi trường ô nhiễm. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Trước tình hình đó, Chính phủ Delhi và các trung tâm nghiên cứu đã có kế hoạch thành lập các nhà máy xử lý nước thải, để làm sạch bề mặt sông, ao hồ, bờ biển… để tạo ra một môi trường sống đảm bảo cho sức khỏe người dân.
Trước đó Chính phủ Ấn Độ đã từng đưa ra rất nhiều kế hoạch để xử lý làm sạch rác thải cho người dân. Tuy nhiên, những kế hoạch đó đều không hoạt động hiệu quả.
Theo nhiều báo cáo, rác thải ở các khu vực của Ấn Độ tăng liên tục, chưa có dấu hiệu giảm. Đặc biệt là sau các lễ hội hành hương. Tất cả những nơi người hành hương đi qua giống như chìm trong biển rác, với đủ tất cả các loại rác từ túi nhựa, vỏ chai lon, vải vóc bỏ đi.
Trong kế hoạch mới lần này, chính phủ Delhi đã cho phát triển những chiếc thuyền vớt rác được gọi là những “Trash skimmer”. Với những chiếc thuyền này việc dọn rác vô cùng đơn giản, chỉ cần một người ngồi trên bong lái và điều khiển. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian và lượng nhân công để xử lý rác thải.
Các băng chuyền sẽ tự động gom rác và đưa chúng tới thùng chứa. Cứ tới các khu vực có rác thải, rác sẽ được cuốn lên băng chuyền và ép lại. Các bề mặt sông, ao hồ với những loại rác thải nổi lềnh bềnh nhanh chóng được làm sạch chỉ trong thời gian rất ngắn.
Sau những hiệu quả từ các “Trash skimmer” mang lại, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét đề xuất của người dân để đầu tư triển khai thêm những chiếc thuyền vớt rác này.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.