Tiêm kích MiG-35. |
Theo Sputnik, ngày 14/2, Chủ tịch Tập đoàn máy bay thống nhất (UAC) của Nga tuyên bố sẽ bàn giao 2 chiếc máy bay chiến đấu đa năng MiG-35 thử nghiệm cho không quân Nga trong năm 2017 và năm 2018.
"Chúng tôi đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga về việc bàn giao 2 chiếc máy bay chiến đấu MiG-35 cho Không quân Nga. Hợp đồng sẽ được thực hiện trong các năm từ 2017 đến 2018", ông Slyusar cho biết.
Việc bàn giao 2 chiếc MiG-35 miễn phí cho Không quân Nga để thử nghiệm là nỗ lực mới nhất của nhà sản xuất nhằm níu kéo bản hợp đồng cung cấp 37 chiếc MiG-35 cho không quân nước này đã đàm phán trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có kết quả như mong muốn.
Dù Nga không nói rõ nguyên nhân của sự chậm trễ này nhưng Ấn Độ - được là khách hàng tiềm năng của chiến đấu cơ này thì khác. Ấn Độ từng cân nhắc mua MiG-35, tuy nhiên cuối cùng Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định mua tiêm kích Rafale của Pháp mà không phải MiG-35 của Nga.
Báo Kommersant dẫn nguồn từ cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga -Rosoboronexport, cho hay Bộ Quốc phòng Ấn Độ có gửi thư cho cơ quan này nêu ra 14 điểm hạn chế của MiG-35. Một trong số đó là MiG-35 lắp loại động cơ RD-33MK, cải tiến từ loại RD-33, sản xuất năm 1972. Ngoài ra, chương trình thiết kế MiG-35 vẫn chưa hoàn tất.
Và đây cũng có thể chính là nguyên nhân khiến thương vụ 50 chiếc tiêm kích MiG-35 giữa Nga và Ai Cập đã đi vào hồi kết không như mong muốn của nhà sản xuất khi Cairo đã thay toàn bộ MiG-35 bằng phiên bản khác là MiG-29.
Dù chưa tìm kiếm được khách hàng nào nhưng theo ông Alexei Kuznetsov, Giám đốc Công ty Cơ khí và Điện tử tự động Moscow, chiến đấu cơ đa nhiệm MiG-35 của Nga sẽ được trang bị nhưng công nghệ hàng không quân sự tối tân nhất hiện nay của Nga, trong đó có hệ thống định vị quán tính mới nhất.
"MiG-35 sẽ nhận được hệ thống định vị mới. Chúng tôi đã kí hợp đồng và sẽ đưa một vài nguyên mẫu vào thử nghiệm trong cuối năm nay hoặc đầu năm sau", ông Alexei Kuznetsov cho hay.
Hệ thống định vị quán tính mới được thiết kế để xác định các vị trí của vật thể, phân tích những quá trình phức tạp trên không và cung cấp thông tin điều hành bay. Nó còn có khả năng tự động vận hành khi thiếu các tín hiệu hỗ trợ từ mặt đất, trên biển và không gian vũ trụ.
Ngoài việc được trang bị thêm hệ thống định vị quán tính cực hiện đại, nhà sản xuất cũng đã thử nghiệm thành công đạn tên lửa tự dẫn mới mang tên Grom trên những chiếc MiG-35 nâng cấp. Theo nững thông tin ít ỏi được công khai, tên lửa - bom Grom với các biến thể tên lửa hành trình Grom-E1 và bom lượn Grom-E2.
Trong một phát biểu tại MAKS-2015, Boris Obnosov – Tổng công ty Tên lửa chiến dịch - chiến thuật (KTRV) cho biết, hiện tại dòng tên lửa/bom này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Ông Sergei Korotkov, Tổng giám đốc công ty MiG cho biết, tất cả những nấp cấp mới này nhằm thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.