Tuy nhiên, theo tờ SMD, cho dù trụ sở tại Quảng Châu đã bị niêm phong suốt nhiều ngày, các nhà chức trách chưa thể ngăn chăn được Uber. Dù số lượng tài xế đã giảm đi đáng kể do lo sợ bị phạt hành chính, dẫn đến tình trạng quá tải trong giờ cao điểm nhưng đối với một công ty vừa bị cảnh sát “hỏi thăm” xem ra Uber vẫn khá ổn.
Sau khi văn phòng của Uber tại Quảng Châu bị đột kích, phát ngôn viên của Uber tại Singapore tuyên bố: “Hãng đã nỗ lực hết mình để từng bước nâng cao tính hiệu quả và thuận tiện trong giao thông công cộng cũng như làm giảm ô nhiễm không khí. Chúng tôi vừa mở thêm những kênh kết nối mới và đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền sở tại để tiếp tục cung cấp dịch vụ cho cư dân Quảng Châu.”
Sự sụt giảm tài xế taxi cũng chỉ là vấn đề tạm thời của Uber. Một khi sự việc lắng xuống, các tài xế sẽ quay trở lại hoạt động.
Mặc dù vậy, sự việc có lắng xuống hay không lại là một câu hỏi khác. Dù các nhà chức trách tại Trung Quốc cáo buộc Uber đã hoạt động mà không có giấy phép, thế nhưng vẫn còn tồn tại một số khúc mắc về pháp lý xung quanh Uber. Liệu rằng Uber có gần giấy phép hay không? Hay Uber được coi là công ty nội địa hay công ty nước ngoài?
Đây không phải là lần đầu tiên Uber vấp phải những nghi vấn về pháp lý tại Trung Quốc. Trước đó, vào tháng 12/2014, cảnh sát ở thành phố Trùng Khánh ập vào khám xét một lớp học đào tạo do Uber tổ chức.
Tại các quốc gia khác, Uber đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhưng cũng liên tục vấp phải các trở ngại về pháp lý. Công ty này đã bị khởi kiện và cấm ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ, Hà Lan…
Phương Vũ (Theo SMD)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.