Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình TTATGT, công tác KSTT xe |
Báo cáo trước đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ làm trưởng đoàn, ông Vương Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT cho biết, là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng với đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và Cảng hàng không. Mạng lưới đường bộ có khoảng 22.312,92 km, đã đưa vào quản lý 10.266km; trong đó: Đường Trung ương: 793 Km; Đường tỉnh: 1.186 Km; Đường huyện: 2.029,3 km; Đường đô thị: 711,5 km; Đường xã: 5644,1 km; Đường thôn xóm: 10.489,5km; Đường giao thông kết hợp với đường đê: 1023,41km; Đường chuyên dùng: 276,24 km; Đường tuần tra biên giới: 159,87 km. Đường thủy nội địa có gần 2000 km, đã đưa vào quản lý khai thác là 697,5 Km. Đường sắt có 102 km, qua 47 xã, phường, của 8 huyện, thị xã, TP. Chiều dài bờ biển là 105 km.
Ngoài ra, tỉnh có Cảng Nghi Sơn công suất thiết kế của 3 bến đã hoàn thành hiện đang khai thác là 2,5 triệu tấn/năm (thực tế năng suất thông qua cảng là 4,5 triệu tấn/năm); có khả năng tiếp nhận tàu 30 nghìn tấn. Cảng Lễ Môn công suất thiết kế 300 nghìn tấn/năm; tiếp nhận được tầu có trọng tải 1000 tấn ra vào; do tuyến luồng bồi lắng nên thực tế công suất thông qua cảng chỉđạt 80 nghìn tấn/năm.
Toàn tỉnh hiện nay có 65.999 xe ô tô và 1.510.972 xe mô tô và 42.420 xe máy điện; phương tiện thủy có 1519 chiếc tàu, thuyền; trong đó, có 61 tàu biển trọng tải từ 1000 đến 20.000 tấn, 88 đò ngang, 49 phương tiện chuyên dùng và phục vụ và 525 chiếc phương tiện gia dụng.
Những năm qua, công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp sửa chữa; công tác tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT được sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT của người dân được nâng cao; TNGT hàng năm đã được kéo giảm.
Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2016 tình hình trật tự ATGT vẫn diễn biến phức tạp, TNGT vẫn còn ở mức cao gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản; trong đó TNGT đường bộ chiếm trên 90%. Nguyên nhân là do nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của một bộ phận người dân còn kém, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được với sự gia tăng nhanh các loại phương tiện; đặc biệt là vẫn còn xe ô tô tải vi phạm chở quá khổ, quá tải trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường thôn, xã đã làm hư hỏng, xuống cấp kết cấu hạ tầng giao thông, gây nguy cơ mất trật tự ATGT và những bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong 10 tháng đầu năm 2016, qua tuần tra, kiểm soát các lực lượng chức năng đã xử lý 68.347 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước: 77.091.996 triệu đồng; trong đó, tiền xử phạt đối với xe vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng là 27.780.945 triệu đồng.
Cũng theo ông Vương Quốc Tuấn, công tác KTTT xe được thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT, thực hiện 24/24 giờ; 3 ca/ngày; 7 ngày/tuần kể cả ngày nghỉ, lễ. Do vậy, tình trạng xe vi phạm chở hàng quá tải cơ bản được kiểm soát, Các đơn vị kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện, các đầu mối xếp hàng đã ký cam kết vànghiêm túc chấp hành chở hàng đúng tải trọng.Kết cấu hạ tầng giao thông được đảm bảo.Tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng trong hoạt động vận tải; được các doanh nghiệp ủng hộ và đồng thuận. Từ 8/2015 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm thành thùng xe tải ben tự đổ, tổng số xe có kích thước vượt qui định phải cắt bỏ là 641/665 xe (đạt gần 97%).
Để công tác KSTT tiếp tục được thực hiện một cách hiệu quả, Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đề xuất, Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành chức năng; các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp KSTT nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; phòng tránh, kiềm chếTNGT. Bộ Công an, Bộ GTVT tăng cường chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ; có sự phối hợp, hỗ trợ giữa lực lượng CSGT, TTGT và các lực lượng liên quan khác; cung cấp các thông tin liên quan nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, xử lý vi phạm tải trọng phương tiện một cách hiệu quả; đặc biệt là công tác phối hợp ứng phó đối với những hành vi chống người thi hành công vụ. quan tâm việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho lực lượng CSGT, TTGT và có chế độ chính sách phù hợp đối với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ KSTT xe.
Để làm tốt công tác KTTT xe cũng như công tác đảm bảo trật tự ATGT những tháng cuối năm 2016 đặc biệt là công tác đảm bảo trật tự ATGT dịp Lễ, Tết Đinh Dậu năm 2017. Ban ATGT tỉnh cũng đề ra những giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT, chú trọng phản ánh, tuyên truyền công tác KSTT phương tiện, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp vận tải, lái xe, chủ hàng, tạo dư luận xã hội đồng thuận, lên án những hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng.
Triển khai thực hiện kịp thời các nội dung Thông báo kết luận tại Hội nghị Tổng kết Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA của liên Bộ Công an- Bộ Giao thông vận tải về KSTT xe và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Công an, Bộ GTVT trong công tác KTTT phương tiện thời gian tới.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm chở quá tải trọng trên các tuyến đường giao thông; xử lý nghiêm đối với các đối tượng gây rối, không chấp hành KSTT, chống người thi hành công vụ, đảm bảo ANTT. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương có cân xách tay tăng cường KTTT xe trên các tuyến và tại các đầu mối xếp hàng đạt hiệu quả; duy trì hoạt động và tăng cường hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện tại Trạm KTTT xe lưu động.
Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai lắp đặt các khung khống chế chiều cao để hạn chế xe quá tải hoạt động tại các tuyến còn có xe vi phạm chở quá tải. Các lực lượng chức năng, CSTT, TTGT phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Thanh tra Tổng cục ĐBVN, Cục QLĐBII theo quy chế phối hợp để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo ANTT; đồng thời tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác kiểm soát tải trọng.
Cùng với đó, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng xe chở quá tải trên địa bàn. Theo dõi tổng hợp tình hình vi phạm quá tải của các tổ chức, cá nhân để cung cấp thông tin cho truyền thông; đồng thời có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.