Đây là nội dung quyết định Bộ GTVT vừa đưa ra nhằm phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước theo lô tại Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) sau khi Chính phủ cho phép thoái toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp này và được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại.
Bộ GTVT cũng công bố tiêu chí nhà đầu tư tham gia đấu giá: là nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, có ngành nghề kinh doanh trực tiếp liên quan hoặc hỗ trợ ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ - Vinamotor.
Vinamotor được định giá khởi điểm là hơn 1.250 tỷ đồng |
Mặt khác, nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 926 tỉ đồng, không lỗ lũy kế theo báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2015. Lô cổ phần này không được chuyển nhượng trong 5 năm.
Khi Vinamotor bắt đầu tiến hành bán cổ phần lần đầu (IPO) hồi tháng 3/2014, Nhà nước công bố bán ra 51% cổ phần nhưng thất bại vì chỉ bán được 3,1% số cổ phần, thu về 15,7 tỉ đồng với giá trúng đấu giá bằng đúng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.
Thế nhưng hơn 1 năm sau, có 4 ứng viên cho vị trí ông chủ mới của Vinamotor, gồm: Công ty cổ phần Thành Công Ninh Bình, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển (Sacom), Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) và Công ty CP Ô tô TMT. Các doanh nghiệp này đều xin được mua đứt Vinamotor.
Giới chuyên gia đánh giá, việc Vinamotor có tới 4 ứng viên xếp hàng đợi tuyển vì họ nhìn thấy sức hấp dẫn của doanh nghiệp này khi các trụ sở của công ty mẹ Vinamotor ở phố Hàng Trống (Hà Nội), nơi có vị trí đắc địa ở thủ đô và đến lúc nào đó có thể chuyển đổi công năng.
Ngoài ra, một số công ty thành viên của Vinamotor cũng có đất đai, nhà xưởng rộng lớn như Cơ khí ô tô 3/2, cơ khí Ngô Gia Tự. Họ cũng nhìn thấy khu đất rộng hơn 20.000 mét vuông của công ty con Vinamotor tại Minh Khai (Hà Nội), nơi đang dựng lên hàng loạt chung cư cao tầng, dễ bán.
Dự kiến việc bán đấu giá sẽ hoàn tất trước ngày 31/12/2015.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.