Bộ GTVT: Ưu tiên sửa chữa hư hỏng trên QL1, đường Hồ Chí Minh

Tác giả: Đình Quang

saosaosaosaosao
Đầu tư - Hạ tầng 21/06/2022 10:35

Bộ GTVT đề nghị ưu tiên sửa chữa trên QL1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ chính yếu trong năm 2023.


Bộ GTVT đề nghị ưu tiên sửa chữa trên QL1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ  chính yếu trong kế hoạch bảo trì năm 2023.

Bộ GTVT đề nghị ưu tiên sửa chữa trên QL1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ  chính yếu trong kế hoạch bảo trì năm 2023.

Bộ GTVT vừa ban hành thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Đình Thọ tại cuộc họp xây dựng kế hoạch bảo trì công trình đường bộ năm 2023.

Đánh giá về công tác xây dựng kế hoạch bảo trì năm 2023, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, Tổng cục ĐBVN đã có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện đúng các trình tự thủ tục theo Thông tư 41/2021 của Bộ GTVT và các văn bản quy phạm pháp luật có  liên quan, tuân thủ chỉ đạo của Bộ GTVT tại Văn bản 2907 ngày 25/3/2022; có sự phối hợp giữa các cơ quan (Tổng cục ĐBVN, Vụ  Kết cấu hạ tầng giao thông) trong xây dựng kế hoạch, đảm bảo sự thống nhất, sát thực tế, nâng  cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn  bảo trì.

Trên cơ sở tờ trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vụ KCHTGT chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát, tham mưu Bộ GTVT chấp thuận nhu cầu quản lý, bảo trì và công việc, danh  mục dự án ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư cho kế hoạch bảo trì năm 2023 đảm bảo tiến  độ, chất lượng.

Trong đó, lưu ý quá trình rà soát phải bám sát hiện trạng hệ thống quốc lộ, lưu lượng  xe, thời tiết, khí hậu khu vực,… các quy định hiện hành, kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, đề xuất của các đơn vị được giao quản lý để tham  mưu xây dựng nhu cầu và danh mục chuẩn bị đầu tư phù hợp.

“Ưu tiên sửa chữa trên QL1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ  chính yếu, các đường trục ngang quan trọng, tuyến hướng tâm, tuyến lưu lượng  lớn; các hạng mục đảm bảo ATGT báo hiệu đường bộ; các công việc ứng dụng khoa học công nghệ, phần mềm, hoàn thiện định mức,… các công việc ưu tiên khác quy định tại  Thông tư 41/2021/TT-BGTVT và chỉ đạo của Bộ GTVT tại Văn bản  2907 ngày 25/3/2022 để nâng cao hiệu quả công tác quản lý,  bảo trì đường bộ”, Bộ GTVT nêu rõ và yêu cầu  Tổng cục ĐBVN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định,  phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ GTVT trong quá trình rà soát.

Bộ GTVT giao Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham  mưu xử lý các vướng mắc đối với dự án BOT chưa được thu phí, dừng (hoặc  tạm dừng) thu phí để việc thực hiện bảo trì công trình được liên tục, tránh xuống  cấp gây mất ATGT.

Tổng cục ĐBVN rà soát toàn bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, quy  trình liên quan đến công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình  đường bộ đề xuất Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền  ban hành (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. 

Đối với kế hoạch bảo trì năm 2022, Bộ GTVT giao Tổng cục ĐBVN khẩn trương hoàn  thành trình điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì và dự toán chi năm 2022 để kịp thời phê  duyệt trong tháng 6/2022 (cho các công việc bổ sung).

Ý kiến của bạn

Bình luận