Bỏ IMF theo Trung Quốc, nhiều thị trường mới nổi sắp mất chỗ "bấu víu"

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 23/08/2018 09:19

Thay vì chịu đựng những điều kiện ngặt nghèo từ các gói viện trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhiều quốc gia tìm tới Trung Quốc...

images_xnms
ảnh minh họa

Trung Quốc sẵn sàng cho vay với những quy định không quá ngặt nghèo khiến ngân hàng của nước này trở thành bạn của những thị trường mới nổi. Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin rằng dòng tiền dồi dào và dễ dàng này có thể cạn kiện một cách đột ngột bởi những vấn đề từ chính nội tại nền kinh tế Trung Quốc.

Từ Argentina, Venezuela tới Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan đều đã tìm tới Bắc Kinh để có những khoản vay dễ dàng và ít nguy hiểm hơn rất nhiều so với những quy định từ một gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã cho Venezuela – quốc gia Nam Mỹ đang chìm trong lạm phát tới 1.000.000%, vay hơn 62 tỷ USD. Hồi tháng 7 vừa qua, một khoản ứng trước 5 tỷ USD đã được phê duyệt nhằm tăng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của quốc gia này dù chương trình vay đổi dầu trước đó đã bị phản ứng. Ngân hàng Trung ương của Argentina cũng đang muốn vay 11 tới 15 tỷ USD từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn những vấn đề với nền kinh tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang thúc đẩy mạnh mẽ Sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng thể hiện rõ sự rộng rãi với các khoản vay. Thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia từng là đồng minh quan trọng của Mỹ và cũng là một thành viên NATO, cũng được Trung Quốc cho vay. Ở thời điểm hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng do những bất đồng sâu sắc với Mỹ.

Năm ngoái, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đơn vị chịu trách nhiệm cho phần lớn các khoản vay nước ngoài, đã cho Thổ Nhĩ Kỳ vay thêm tiền hơn 2 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2016. Pakistan cũng không tìm kiếm gói hỗ trợ thứ 13 từ IMF mà lựa chọn Trung Quốc để được vay tiền.

Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ biến mất.

Những vấn đề với nền kinh tế Trung Quốc, trong đó có cả cuộc chiến thương mại với Mỹ, có thể sẽ khiến cho Trung Quốc không tiếp tục hào phóng với các nền kinh tế mới nổi.

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Được biết đến trong vai trò nhà tài trợ chính cho các dự án ở nước ngoài nhưng nhiệm vụ chính của ngân hàng này lại nằm trong nước. Trong báo cáo thường niên năm 2017, Hỗ trợ dành cho Vành đai, Con đường chẳng đáng kể gì so với chi phí chống đói nghèo và đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc cũng như các ngành chiến lược như bán dẫn và xe điện của ngân hàng này.

Năm ngoái, CDB đã đầu tư 880 tỷ nhân dân tệ (128 tỷ USD) cho việc tái thiết thị trấn tồi tàn nhưng chỉ chi 17,6 tỷ USD cho các dự án ở các quốc gia nằm trên trục Vành đai Con đường. Dư nợ cho vay đối với các điểm đến ngoài Trung Quốc đại lục chỉ chiếm 2,4% tổng số cho vay của CDB.

Vào cuối tháng 6, thị trường chứng khoán và Bất động sản Trung Quốc đã bị xáo trộn sau báo cáo cho thấy ngân hàng Chính sách đã thắt chặt việc chấp thuận dự án cho vay để tái thiết thị trấn sập sệ như một phần nỗ lực của chính phủ trong việc kiềm chế thị trường bất động sản đang rất nóng.

Điều đó sẽ làm tổn hại nền kinh tế. Năm 2017, ngân hàng chính sách chiếm 85% số tiền tài trợ để tái thiết các thị trấn hoang tàn. Các hộ gia đình nhận được các khoản thanh toán bằng tiền mặt từ chính phủ chiếm 23% doanh số bán tài sản theo giá trị ở 3 tới 5 thành phố vào năm ngoái. Điều này lần lượt chiếm một nửa tổng doanh thu tài sản của Trung Quốc.

Nếu Ngân hàng Phát triển Trung Quốc không thể hoàn thành mục tiêu chính là nâng mức sống của hàng triệu người Trung Quốc khỏi đói nghèo thì sẽ rất khó khăn để chứng minh rằng họ mở rộng bàn tay có thể giúp đỡ các quốc gia khác vượt qua điều tương tự.

Chiến tranh Thương mại và thanh khoản chặt chẽ hơn đang bắt đầu bị xói mòn. Niềm tin tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm trong những tháng gần đây, trong khi báo cáo thu nhập quý II của các công ty công nghệ lại trông rất xấu xí.

Các doanh nghiệp tư nhân cũng đang chịu gánh nặng khi Bắc Kinh hạn chế những Ngân hàng Bóng tối (được dùng để chỉ những sản phẩm đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro, hoạt động cho vay tư nhân giữa các cá nhân, tiệm cầm đồ và hoạt động cho vay "cắt cổ" ở các thị trường mới nổi). Trong khi đó, Chứng khoán Trung Quốc được mô tả là thị trường gấu.

Liệu người Trung Quốc sẽ nghĩ gì khi trước tình cảnh khó khăn nội tại nhưng chính phủ vẫn vung hàng chục tỷ USD để đổi lấy những mối quan hệ bạn bè?

Ý kiến của bạn

Bình luận