Bóng ma vũ khí hóa học từ chiến tranh đang quay lại

Diễn đàn khoa học 27/11/2016 06:25

Số vũ khí hóa học chôn dấu sau hai cuộc chiến tranh thế giới dưới lòng đại dương đang có nguy cơ trở thành thảm họa mới của toàn nhân loại.

1596406
 

Sau hơn hai cuộc chiến tranh thế giới, ít nhất đã có 1 triệu tấn vũ khí hóa học được các quốc gia tham gia chiến tranh xả xuống đáy đại dương. Nhưng các nhà khoa học cũng cảnh báo, số vũ khí đó sẽ sớm trở thành "mối đe dọạ" lớn cho toàn nhân loại, đặc biệt với sự sống của đại dương.

Theo ScienceAlert, nguy cơ rò rỉ các hóa chất độc hại do lớp vỏ kim loại chứa các chất hóa học độc hại bị gỉ sét qua thời gian là rất lớn. Chúng sẽ giải phóng ra rất nhiều hóa chất độc hại, gây nhiễm độc cho toàn bộ hệ sinh thái dưới nước. Tất nhiên, không chỉ có hệ sinh thái dưới biển bị ảnh hưởng mà còn rất nhiều sinh vật phụ thuộc khác vào hệ sinh thái đại dương, trong đó có con người.

Vũ khí hóa học – mối nguy hiểm tiềm tàng dưới lòng đại dương

Các nhà khoa học đến từ Châu Âu trực thuộc chương trình khoa học vì An ninh và Hòa bình (SPS) của NATO đã mất ba năm để thiết lập các thiết bị giám sát và thu thập dữ liệu tại vùng biển Baltic.

Nghiên cứu của nhóm có tên Monitoring of Dumped Munitions (MODUM). Mục đích của dự án nghiên cứu này nhằm phân tích và tìm hiểu những nguy hiểm có thể xảy ra nếu các chất hóa học tràn ra khắp đại dương. Dự án sử dụng kết hợp Robot lặn không người lái (AUVs) and Phương tiện di chuyển điều khiển từ xa (ROVs).

Dựa trên những dữ liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá tình trạng môi trường sống trong khu vực, bao gồm cả sức khỏe các loài cá, đánh giá dựa trên các mô hình máy tính về những mối đe dọa có thể xảy đến tại các khu vực lân cận.

Thách thức lớn nhất của dự án nghiên cứu trên đó là không có bất kỳ một hồ sơ thống kê chi tiết nào về số lượng địa điểm và các loại vũ khí, bom đạn được chôn vùi dưới đại dương. Như vậy sẽ rất khó để xác định và khoanh vùng những vùng biển cần theo dõi.

\Nước Mỹ đặt độ sâu mực nước tối thiểu để chôn vùi vũ khí bom đạn là 1.800 mét. Nhưng có những quốc gia điển hình như Liên Xô cũ nay là Liên Bang Nga lại không tính toán cẩn thận như vậy. Liên Xô cũ đã đổ xuống khoảng 15 ngàn tấn nguyên vật liệu vũ khí, bom đạn xuống biển Baltic với độ sâu tối đa chỉ khoảng... 459 mét.

Rò rỉ hóa chất dưới đáy đại dương thật sự rất kinh hoàng

Theo tính toán của các chuyên NATO, tổng cộng có khoảng 50.000 tấn vũ khí hóa học tồn tại ở vùng biển Baltic, và nếu chỉ 1/6 chúng rò rỉ ra ngoài, môi trường sống dưới đại dương tại đây sẽ bị hủy hoại trong vòng 1 thế kỷ.

Thời điểm hiện tại chưa thể rõ những hóa chất dưới đại dương sẽ phân hủy và rò rỉ như thế nào, cũng như tác động thực tế của chúng đối với hệ sinh thái đại dương. Tuy nhiên, đã có những báo cáo chỉ ra sự rò rỉ hóa chất đang âm thầm diễn ra, ví dụ như hiện tượng khí lưu huỳnh mù tạt (khí mù tạt) xuất hiện ở vùng bờ biển ở tiểu bang miền trung Delaware, nước Mỹ những năm gần đây.

Những câu chuyện đáng sợ hơn thậm chí đã xảy ra cách đây hơn một thập niên. Vào năm 1997, một nhóm ngư dân Ba Lan trong khi đi đánh bắt đã vô tình dính phải khí mù tạt, bốn người trong nhóm đã phải nhập viện vì bỏng và mụn nước.

Kể từ sau khi Công ước London (1972) về ngăn ngừa ô nhiễm từ việc nhấn chìm chất thải trên biển được thông qua, tình trạng chôn vùi vũ khí, đạn dược sau hai cuộc chiến tranh thế giới đã dần có biến chuyển. Mặc dù vậy vẫn còn đó những nguy cơ không thể tránh khỏi từ những vũ khí đã được thả xuống đại dương.

Việc khoanh vùng và có những biện pháp xử lý kịp thời nếu không may xảy ra thảm họa đại dương do hóa chất độc hại sẽ phải là nhiệm vụ cấp bách được chính các quốc gia có trách nhiệm trong vụ việc này xử lý, nếu không những vụ cá chết trắng biển chỉ là "chuyện nhỏ" so với những gì mà vũ khí hóa học dưới lòng biển có thể gây ra...

Ý kiến của bạn

Bình luận