Các phương tiện vận tải có thể kết nối với nhau và với những con đường/ thành phố. Để biết được điều này có thực tế hay không, chúng ta hãy nhìn vào ở châu Âu.
Xe của bạn sẽ tự động bật bài hát bạn yêu thích khi bước vào xe, còn màn hình cảm ứng bên cạnh tay lái rất dễ dàng cho việc lướt web. Các sáng kiến như Automotive Alliance của Google hoặc CarPlay của Apple sẽ nâng cao sự kết nối giữa chiếc xe với các thiết bị di động. Chính những thiết bị thông minh này sẽ giúp mọi người kiểm soát tốc độ, đường xá, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và thân thiện với môi trường.
Giai đoạn 1: Dự án thí điểm
Ủy ban châu Âu (EC) đang muốn phát triển một hệ thống giao thông thông minh trên toàn EU, đại diện từ ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp khác cho biết họ đã sẵn sàng. Trong dự án ban đầu tên Drive C2X, các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ đang tiến hành thử nghiệm để xác định tính khả thi về mặt kỹ thuật của kế hoạch đầy tham vọng này trong ba năm.
Việc liên kết dữ liệu thực tế không còn là vấn đề. Những chiếc xe thử nghiệm sử dụng các giao thức wifi gửi đi dữ liệu định vị, tốc độ hiện tại và hướng lái xe. Phần mềm điều khiển thông minh sẽ cảnh báo về các mối nguy hiểm phía trước ngay lập tức. Ví dụ, cảnh báo ùn tắc để người lái xe có thể tránh và tìm hướng đi khác, ngay cả trước khi nó xảy ra. Đối với xe cứu thương, nó sẽ được tự động gán định tuyến ưu tiên. Bộ cảm biến được gắn khắp nơi đễ dễ dàng liên tục theo dõi tình hình giao thông mới nhất và truyền tải dữ liệu về trang web trung tâm.
Giai đoạn 2: Thử nghiệm thông qua
Các hệ thống điều khiển giao thông hoạt động hoàn hảo trong “điều kiện phòng thí nghiệm”. Nhưng thực tế lại là một vấn đề khác. Hà Lan, Đức và Áo đang xây dựng một hệ thống để kết nối đến toàn EU từ năm 2015. Trên đoạn đường từ Rotterdam qua Frankfurt / Main đến Vienna, hệ thống kiểm soát giao thông trên các tuyến đường luôn luôn kết nối với trung tâm điều khiển. Ngoài những nước vừa kể trên, dự án cũng liên quan đến Hiệp hội các nhà chức trách đường phố (CEDR), các tổ chức bảo trợ của các nhà khai thác tuyến đường thu phí (ASECAP) và các thành phố (POLIS) cùng với các nhà sản xuất ô tô và các ngành công nghiệp có liên quan (Car2Car Communication Consortium). Lợi ích của việc tham gia “nhóm lớn” này là thiết lập các hành lang đã được phối hợp với các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất của các hệ thống từ xa. Sự ra đời của dự án thí điểm đòi hỏi các xe ô tô trên thị trường phải có khả năng liên kết với các hệ thống. Như trường hợp của DRIVEC2X phản ánh truyền dữ liệu đã chuyển đổi thành chuẩn wifi 802.11p và qua các mạng di động không dây.
Mục tiêu ban đầu dựa trên hai ứng dụng: trung tâm điều khiển giao thông và hệ thống cảnh báo di động sẽ phát thông báo đến hệ thống thông tin của các xe đã kết nối trong thời gian xác định. Những chiếc xe này tự động truyền dữ liệu tình hình giao thông hiện tại về trung tâm giao để cho tình hình giao thông được thông suốt hơn.
Giai đoạn 3: Việc triển khai quy mô lớn vẫn còn chưa chắc chắn?
Đương nhiên, các dự án thí điểm nên phát triển để sử dụng rộng rãi trong vài năm tới. Về lý thuyết, một khi tất cả mọi thứ đã được liên kết, chúng ta sẽ không cần phải tự lái xe. Nó sẽ được vận hành bởi một hệ thống giao thông trung tâm một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phải xử lý một lượng lớn dữ liệu trong một thời gian rất ngắn. Một cách để thực hiện điều này được gọi là Fog Computing, cho phép dữ liệu được phân tích ở các trang web nơi mà nó được thu thập, do đó làm giảm tải trên các trung tâm máy tính.
Các cuộc đàm phán và cải tiến vẫn đang được tiến hành trước khi tất cả được nối mạng. Tại hội nghị hàng năm của EUCAR (Hội đồng ô tô châu Âu R & D) trong tháng 11 năm 2015, có khoảng 300 đại diện của ngành công nghiệp ô tô, Liên minh châu Âu và R & D đã gặp gỡ với chủ đề “kết nối đến tương lai” . Ông Günther Oettinger - ủy viên kinh tế kỹ thuật số và xã hội EU, kêu gọi siết chặt việc “hợp tác liên ngành” và xem nó là điều kiện tiên quyết cơ bản cho việc hình thành các tiêu chuẩn giao thông kỹ thuật số trên toàn thế giới.
Khách thăm CeBIT 2016 sẽ hiểu rõ hơn về hệ thống này khi các nhà phát triển phần mềm kết nối giao thông đường bộ trong tương lai sẽ trình bày giải pháp của họ tại đây. Các nhà sản xuất tự động như Opel cũng sẽ trưng bày những sản phẩm mới nhất của họ. Tại CeBIT, blogger công nghệ Sascha Pallenberg sẽ tóm tắt tất cả những ứng dụng đang có khả năng thực hiện trong xe hơi. Thậm chí nếu chúng ta vẫn phải chờ đợi một vài năm nữa để thấy được hệ thống giao thông tự động ngoài thực tế thì ngay bây giờ, những công nghệ làm cơ sở và nền tảng cho điều đó thành hiện thực đang được phát triển.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.