Các cách chủ động phòng tránh bão nhiệt đới trên biển

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 04/11/2019 14:46

Mọi người đi biển đều quen thuộc với cụm từ “Bão Nhiệt đới” (Tropical Revolving Storm) - áp thấp tăng cường (khu vực áp suất thấp nằm trên mặt biển) phát triển ở vùng biển nhiệt đới. Bão nhiệt đới bao gồm khối khí ấm và ẩm xoay tròn và hình thành giông bão với gió mạnh, mưa lớn, sóng cao, sóng lừng mạnh. Lực đối lưu tác động từ mặt biển vùng áp thấp kéo đến vùng đỉnh của tầng đối lưu.

 

tim kiem cuu nan 10

Một số đặc tính quan trọng của bão nhiệt đới

- Bão nhiệt đới có kích thước nhỏ hơn vùng giảm nhiệt;

- Hình thành gần đới hội tụ nhiệt đới, vùng không ổn định;

- Đường đẳng áp gần như tròn;

- Không có font (font là đường ranh giới giữa hai khối khí, thường bị biến dạng do khối khí ấm đâm xuyên vào khối khí lạnh);

- Gradient khí áp rất dốc;

- Có cường độ lớn.

Các dấu hiệu của bão nhiệt đới

Cảnh báo và bản tin báo bão

Radio/Telex/NAVTEX và các phương tiện phải đặt ở đúng tần số và theo dõi chặt chẽ vì người ta sẽ phát bản tin cảnh báo tổng hợp liên quan tới cơn bão. Tham khảo các tập của ALRS (Admiralty List of Radio Signal) để có thêm các dữ liệu và tần số của các đài phát ở khu vực lân cận. Telex ít khi sử dụng nhưng cũng là công cụ quan trọng vì có độ chính xác cao. Tất cả các cơn bão có thể không được các đài khí tượng ven bờ phát hiện, các thiết bị và quan sát trên tàu là yếu tố quyết định để ngăn ngừa thảm họa.

Sóng lừng 

Khi không nhìn thấy can thiệp từ bờ, trong bão sẽ sinh ra sóng lừng, đó là cảnh báo từ xa của việc hình thành bão. Thông thường, sóng lừng đến từ hướng bão.

Khí áp

Theo dõi chặt chẽ khí áp trong trường hợp nghi ngờ có bão. Nếu chỉ số khí áp hạ xuống hơn 3mb so với thời gian đó trong năm (kiểm tra Sailin Direction cho thông tin chính xác về chỉ số khí áp) có thể dự đoán được bão. Cần lưu ý là áp kế phải được hiệu chỉnh vĩ độ, độ cao và nhiệt độ để đạt hiệu quả và độ chính xác tốt nhất.

Gió

Hướng gió và tốc độ gió nói chung là không đổi ở vùng chí tuyến. Sự thay đổi so với hướng thông thường cho một khu vực, mùa và tốc độ gió tăng báo hiệu bão đang đến gần, hay nói cách khác là khi hướng và tốc độ gió thay đổi lớn báo hiệu bão đang đến gần.

Mây

Bầu trời rộng và có màu sắc khi mặt trời mọc/lặn là dấu hiệu của bão. Xuất hiện mây ti (cirrus) ở khoảng cách 300 đến 600nm từ bão và khi lại gần tâm bão mây thấp hơn và bao phủ một vùng rộng (altostratus - mây trung tầng bao phủ toàn bộ bầu trời). Nói chung là sau đó sẽ gặp mây tích (cumulus) khi lại gần bão nhiệt đới.

Tầm nhìn xa

Mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng tầm nhìn cực xa khi đang gần bão.

Radar

Radar có thể cho cảnh báo khá tốt về bão nhiệt đới vào khoảng 100nm trước khi bão đến. Mắt bão đôi khi có thể nhìn thấy trên màn hình. Khu vực mưa xung quanh mắt bão (mắt bão là tâm bão) gây nhiễu đáng kể trên radar. Cần nhớ là các dấu hiệu có thể nhìn thấy trên radar, vào lúc thấy nó thì tàu có thể gặp sóng to, gió lớn và thời tiết xấu. Cần phải hành động trước khi các tình huống này xảy ra.

Hành động khi có bão

Mặc dù không chắc có thể chạy trong bão bằng tất cả các thiết bị hàng hải và thông tin sẵn có (trên bờ cũng như trên tàu), các chuyên gia trên bờ nói chung là vạch ra một con đường khác để tránh bão đúng lúc. Tuy nhiên, trong trường hợp bão ngay trước mặt, tùy theo tình trạng biển hoặc là bão không đủ mạnh có thể điều động bằng kinh nghiệm và kiến thức của thuyền trưởng. Để tránh cùng nhau, sỹ quan cần tập trung càng nhiều kiến thức về bão càng tốt, có thể bao gồm các vấn đề sau:

- Hướng ngắm tới mắt bão 

(tâm bão);

- Đường di chuyển của bão;

- Khi người quan sát đối mặt với gió, mắt bão vào khoảng 1000 đến 1250 về phía bên phải (Bắc bán cầu) khi cơn bão còn ở khoảng cách 200nm;

- Người ta giả sử rằng là bão không di chuyển xuống xích đạo và ở vĩ độ dưới 200 thì chắc chắn nó sẽ có xu hướng di chuyển theo hướng Đông;

- Cơn bão di chuyển theo quỹ đạo bắt thường hoặc ngẫu nhiên chắc chắn sẽ di chuyển chậm.

Tránh bão theo những nguyên tắc sau

- Giữ khoảng cách ít nhất 50nm từ tâm bão, nếu có thể tối thiểu 200nm để tránh nguy hiểm;

- Giữ tốc độ với các tàu tốc độ gần 20kts giữ hướng tránh xa tâm bão, có thể vượt qua cơn bão đang đến gần. Bão di chuyển khá chậm. Cần thực hiện trước khi gió lên làm tốc độ và sự di chuyển của tàu bị hạn chế hoặc điều động khó khăn;

- Như đã đề cập ở trên, khi khí áp rơi nhanh báo hiệu có bão tàu cần tiếp tục hành trình theo hướng đi đã định trừ khi khí chỉ số áp kế giảm 5mb hoặc 3mb kèm theo gió mạnh;

- Nếu tàu chạy theo vết bão (sau bão), hay nói khác đi ở bán vòng an toàn, cần có đủ thời gian và khoảng trống để chạy xa mắt bão.

Bắc bán cầu

Trong trường hợp gió đảo hướng, tàu chắc chắn rơi vào bán vòng nguy hiểm. Tàu sẽ phải chạy hết tốc độ giữ hướng gió 100 đến 450 mũi mạn phải (tùy theo tốc độ). Tàu sẽ chuyển hướng sang phải khi gió đổi hướng. 

Trong trường hợp gió không đổi hướng hoặc đảo ngược hướng và tàu đang hành trình ở bán vòng an toàn, chuyển hướng cho tới khi gió thổi vào lái mạn phải và chạy hết tốc độ; chuyển hướng sang trái khi gió đổi hướng.

Nam bán cầu

Khi gió đảo ngược hướng, tàu chắc chắn ở bán vòng nguy hiểm. Tàu phải chạy hết tốc độ để gió 100 đến 450 mũi mạn trái (tùy theo tốc độ). Tàu chuyển hướng sang trái khi gió đảo ngược hướng.

Trong trường hợp hướng gió ổn định hoặc đảo ngược hướng tàu hành trình ở bán vòng an toàn, chuyển hướng cho tới khi gió thổi vào lái mạn trái và chạy hết tốc độ; chuyển hướng sang phải khi gió đảo ngược hướng.

Nếu tàu trong cảng và khi bão tới, tốt hơn cả là chạy ra biển. Ở trong cầu hoặc cập mạn tàu khác cực kỳ nguy hiểm. Với cách buộc dây thực tế tốt nhất tại chỗ, vẫn còn nghi ngại về độ an toàn của tàu trước tác động của gió bão

Ý kiến của bạn

Bình luận