Các nước tiểu vùng Mê Kông đẩy mạnh kết nối vận tải

Tác giả: Hạ Liên

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 14/03/2018 13:24

Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ GTVT làm trưởng đoàn tham dự cuộc họp Uỷ ban Hỗn hợp lần thứ 6 thực hiện Hiệp định GMS-CBTA.


cuoc-hop-uy-ban-hon-hop-thuc-hien-hiep-dinh-van-ta
Cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) năm 2017

Từ ngày 14 đến ngày 15/3, tại Hà Nội, cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 6 thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) được tổ chức với sự tham gia của sáu quốc gia trong khu vực GMS và các tổ chức quốc tế như: ADB, DFAT...

Ủy ban Hỗn hợp thực hiện Hiệp định GMS-CBTA gồm Chủ tịch Nhóm công tác Tạo thuận lợi vận tải quốc gia của 6 nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (cấp Bộ trưởng hoặc tương đương). Trong đó, trưởng đoàn Việt Nam là Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. Cuộc họp lần này nhằm kiểm điểm triển khai kết quả của Hội nghị Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 5 ngày 14-15/12/2016 tại Chiang Mai, Thái Lan và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định GMS-CBTA/ Bản ghi nhớ thực hiện “thu hoạch sớm” Hiệp định GMS-CBTA.

Theo đó, trong Khuôn khổ Hợp tác GMS, bắt nguồn từ Hiệp định ba bên Việt Nam – Lào – Thái Lan về tạo thuận lợi cho vận tải bằng đường bộ giữa ba nước, Hiệp định GMS-CBTA (với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB, đóng vai trò Ban Thư ký), đã dần được mở rộng với sự tham gia của các nước thành viên GMS còn lại (Campuchia, Trung Quốc và Myanmar lần lượt gia nhập vào các năm 2001, 2002 và 2003).

Hiệp định gồm 20 Phụ lục và Nghị định thư; trong đó Campuchia, Trung Quốc, Lào và Việt Nam đã phê chuẩn toàn bộ 20 Phụ lục và Nghị định thư (năm 2008 và 2009). Hai nước còn lại là Thái Lan và Myanmar vừa hoàn thành việc phê chuẩn vào cuối năm 2015 vừa qua. Trên cơ sở các nước đã hoàn thành việc phê chuẩn nêu trên cũng như các nội dung quy định tại Hiệp định GMS-CBTA liên quan đến thủ tục qua lại biên giới, tuyến đường, cặp cửa khẩu… từ 10 năm trước đến nay đã có nhiều thay đổi. Trong năm 2016 và 2017, được sự hỗ trợ từ ADB, các nước GMS đã tích cực phối hợp, tổ chức đàm phán, hoàn thành thủ tục ký kết Bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm” Hiệp định GMS-CBTA (MOU).

MOU cho phép mỗi nước thành viên GMS được phát hành tối đa 500 Giấy phép vận tải đường bộ  khu vực GMS và Tờ khai tạm nhập tái xuất đối với phương tiện vận tải người và hàng hoá (TAD) có đăng ký, sở hữu và/hoặc hoạt động tại quốc gia đó. Phương tiện có thể vận chuyển trên tất cả các tuyến đường và qua tất cả các cửa khẩu được nêu trong Nghị định thư 1 của Hiệp định.

Cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 6 thực hiện Hiệp định GMS-CBTA lần này đã thông qua Tuyên bố chung, trong đó có việc thống nhất các nước cùng hoàn thành kế hoạch, chuẩn bị các nội dung liên quan để triển khai hoạt động vận tải GMS trong thời gian sớm nhất.

Ý kiến của bạn

Bình luận