Bước 1: Chọn dốc nâng ô tô, bục nâng xe hơi phù hợp
Trình tự 1: Kiểm tra thông số dốc nâng
Theo kinh nghiệm ô tô, đây là đặc điểm quan trọng nhất khi đánh giá chọn lựa dốc nâng ô tô, bục nâng xe. Con số này càng lớn, người dùng sẽ càng an toàn. Thông số cần xem qua bao gồm Cân nặng tổng (GVW) dốc có thể chịu được. Chỉ số GVW của xe thường nằm trong bảng công bố thông số chi tiết xe trên giấy tờ đăng ký cùng hướng dẫn sử dụng. Tốt nhất, nên chọn các dốc nâng có mức chịu nặng lớn hơn nhiều so với trọng lượng thực tế của xe tại nhà.
Lưu ý: Chỉ số chịu lực của các dốc thường xác định khả năng chịu nặng của bục khi dùng theo 1 cặp. Ví dụ: Xe 1 tấn cần 1 cặp dốc nâng chỉ số hơn 1 tấn để có thể nhấc đầu lên cao mà không bị sập.
Trình tự 2: Xem xét hãng và nguồn gốc hàng
Theo đó, phụ kiện sản xuất tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu thường phải kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn so với hàng cùng loại nhưng xuất thân từ các nước khác. Tuy hàng chất lượng tốt có thể xuất hiện từ các nước khác nhưng tốt nhất nên đặt niềm tin vào các hãng danh tiếng.
Trình tự 3: Tìm hiểu sơ trải nghiệm của người mua trước
Xem qua các đánh giá sản phẩm từ người dùng cùng các trải nghiệm của họ. Chắc chắn rằng dốc nâng xe không sập khi sử dụng đúng với tải trọng danh định trên sản phẩm.
Trình tự 4: Chọn chiều cao và độ dốc của bục nâng
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, thường thì các bục nâng càng dài và có độ dốc thấp sẽ có giá thành cao hơn bục ngắn có dốc sâu. Xe gầm cao sử dụng được mọi loại dốc nhưng các xe thể thao gầm thấp sẽ phù hợp các bục nâng dốc dài để tránh trầy gầm xe.
Trình tự 5: Kiểm tra đế bục
Đảm bảo đế bục nâng có nhiều chi tiết cao su để tránh trường hợp bục xe trượt đi khi ô tô lên dốc.
Trình tự 6: Tìm kiếm dấu hiệu thiệt hại
Đây là điểm quan trọng nhất khi sử dụng bục nâng. Nếu phát hiện bất kỳ điểm biến dạng, móp, méo, nứt hay gỉ sét thì cần bỏ ngay, không sử dụng bục để tránh tai nạn.
Trình tự 7: Mua và dùng chốt chặn ngăn bánh lăn
Mua và dùng chốt chặn ngăn bánh lăn sau khi xe lên dốc. Chốt cố định vị trí rất đa dạng, dễ dùng nhưng nếu thấy sàn trơn có thể sử dụng chốt làm từ cao su để tăng độ bám.
Bước 2: Sử dụng dốc nâng ô tô, bục nâng xe hơi
Trình tự 1: Đặt dốc vào sát bánh trước ô tô
Trượt dốc nâng sao cho thẳng hàng và cùng tâm với bánh xe. Đảm bảo cả bánh xe và dốc luôn hướng thẳng, tạo thành góc vuông 90 độ với đầu xe.
Lưu ý: Nếu bánh xe duy chuyển, xoay trong lúc trượt vào dốc thì chủ xe nên làm lại để đảm bảo thẳng hàng. Tránh trường hợp trượt dốc do sàn ướt, mềm. Nên làm việc tại vị trí có sàn cứng, ngang bằng và có độ bám tốt.
Trình tự 2: Chạy lên dốc.
Đạp ga và chạy dần lên dốc. Đảm bảo bánh xe luôn thẳng hàng với bục nâng và chỉ dừng lại khi chạm đến mặt phẳng và thanh chắn của dốc nâng. Nên sử dụng sự hỗ trợ của 1 người gần đó, giúp ra hiệu khi bánh xe đã ổn định và tránh trường hợp lăn bánh quá đà, trượt khỏi dố
Trình tự 3: Khóa phanh đỗ
Khi người lái chắc chắn xe đã cố định đúng vị trí, hãy sử dụng phanh khẩn cấp để đảm bảo xe không bị lăn xuống dốc. Rời khỏi xe và rung nhẹ phương tiện để đảm bảo xe và bục nâng ổn định, không có nguy cơ sụp hay trượt.
Trình tự 4: Chèn chốt chặn vào 2 bánh còn lại
Dùng 2 cặp chốt chặn để lắp vào chiều chạy hướng tới / lui của 2 bánh nhằm đảm bảo xe cố định hoàn toàn, không lăn bánh đột ngột khi người dùng đang bảo trì, sửa chữa hoặc vệ sinh dưới gầm xe. Nếu muốn chắc chắn hơn, chủ xe có thể sử dụng dốc nâng kèm theo bộ kích nâng gầm ô tô để đảm bảo độ an toàn tối đa khi làm việc.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.