Nếu nghi ngờ một ai đó đang theo dõi hoạt động của bạn bằng định vị GPS hoặc bằng thiết bị theo dõi di động, bạn có thể áp dụng một trong 3 cách được giới thiệu dưới đây, để biết xe bạn có bị gắn hộp đen hay là không.
Các thiết bị giám sát xe đôi khi là công cụ điều tra bí mật để theo dõi hoạt động của một ai đó, nhưng chủ yếu chúng vẫn được sử dụng một cách công khai:
· Các đoàn xe thuộc một công ty nào đó để xác định vị trí xe của họ.
· Các công ty taxi.
· Những cặp vợ chồng nghi ngờ nhau sử dụng với mục đích theo dõi bạn đời của họ đang ở đâu, làm gì...
Bạn có thể mua hộp đen hay hệ thống định vị GPS từ những nơi bán thiết bị điều tra, trong các địa điểm bán thiết bị do thám giải trí, hoặc trong một vài cửa hàng bán lẻ chuyên về đồ điện tử, camera theo dõi và các loại định vị GPS khác. Đối với những công ty hay doanh nghiệp kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát sử dụng GPS hoặc công nghệ di động theo quy định mới hiện nay.
Theo Your Mechanic, có hai loại thiết bị theo dõi xe chính gồm:
Thiết bị giám sát GPS truyền trực tiếp dữ liệu thời gian thực về một địa điểm nào đấy. Trong máy có một thiết bị hoạt động giống như mạng điện thoại và truyền dữ liệu bất cứ khi nào xe chạy, hoặc thiết lập một khoảng thời gian cụ thể như một phút một lần chẳng hạn. Một số định vị có thể sử dụng nguồn điện ắc quy từ chính xe ô tô để hoạt động, nhưng hầu hết đều chạy bằng pin. Các hộp đen sử dụng pin thường có một cảm biến xác định phương hướng để trong quá trình thiết bị chuyển động, hoặc ngay khi khởi động cảm biến này sẽ lập tức truyền tín hiệu và nhanh chóng tắt đi nếu thiết bị tạm dừng một vài phút sau đó. Dữ liệu theo dõi được gửi đến máy tính kết nối internet hay smartphone một cách dễ dàng và khá thuận tiện.
Thiết bị giám sát GPS không truyền trực tiếp mà lưu trữ toàn bộ lộ trình trong máy. Các thiết bị dạng này thường không truyền địa điểm đã được định vị, nhưng thay vào đó hoạt động giống như chiếc điện thoại cầm tay. Khi xe chạy, hộp đen sẽ thu thập các mốc thời gian cũng như mốc tọa độ, rồi đánh dấu trên bản đồ. Những thiết bị GPS dạng này thường rẻ hơn, bởi chúng không yêu cầu đăng ký hoạt động giám sát nhưng bạn vẫn phải lấy và tải về để có thông tin theo dõi.
Phần 1: Cách tìm thiết bị định vị trong xe ô tô
Nếu nghi ngờ một ai đó đang theo dõi hoạt động của bạn bằng định vị GPS hoặc bằng thiết bị theo dõi di động, bạn có thể áp dụng một trong 3 cách sau để tìm hiểu xem xe bạn có bị gắn (trộm) hộp đen hay là không.
Định vị GPS thường được dùng cho các mục đích theo dõi hợp pháp và không được dành cho mục đích giấu diếm. Những thiết bị được đặc biệt làm cho mục đích giấu diếm thường sẽ được đặt ở bên ngoài chiếc xe, vì thế bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để tìm ra chúng.
Tùy từng nhà sản xuất cũng như tùy từng mục đích mà thiết bị theo dõi sẽ khác nhau. Nhưng với hướng dẫn chung như dưới đây, vẫn giúp bạn hoàn toàn xác định được vị trí của chúng trong xe hơi. Thiết bị định vị thường là chiếc hộp nhỏ, có kích thước chỉ khoảng 4 cm X 10 cm với độ dày gần 3 cm, cùng một mặt chứa từ tính, có thể có ăng-ten hoặc không cũng như đèn nằm trong đó.
Dụng cụ cần thiết
· Máy quét điện tử (không bắt buộc)
· Đèn pin
Phần 2: Tiền hành kiểm tra thực tế
Bước 1: Kiểm tra phía ngoài
Thông thường, các thiết bị theo dõi nếu đặt bên ngoài xe ô tô đều chống nước và kích cỡ nhỏ gọn.
Kiểm tra phần vòm bánh xe. Cầm đèn pin soi vào cả phía trước và sau bánh, dùng tay sờ vào những khu vực bạn không nhìn thấy. Nếu GPS được đặt tại vòm bánh xe, nam châm của chúng phải dính chặt lấy một phần kim loại nào đấy, vì thế hãy để kỹ phần sau của tấm nhựa mà không nhất thiết phải tháo chúng ra.
Nhìn vào gầm xe. Dùng một thanh nam châm hai gắn vào cây gậy đầu kéo dài để tìm sâu bên trong gầm xe. Nên lưu ý rằng nếu thiết bị theo dõi được giấu dưới đó, có thể nó sẽ dính đầy bùn đất, vì thế bạn phải căng mắt ra để xác định xem chúng có ở đấy hay là không.
Kiểm tra ba đờ sốc xe hơi (bumpers). Thực tế, không có nhiều không gian để giấu hộp đen ô tô vào chỗ này bởi chúng khá chật, nhưng nó cũng là một địa điểm cần lưu ý nếu bạn muốn tìm kiếm thiết bị theo dõi GPS.
Kiểm tra mui xe. Nâng mui xe lên và quan sát xem thiết bị GPS có nằm chỗ đầu thanh chống, vách ngăn, đằng sau bộ tản nhiệt hoặc giấu xung quanh ắc quy, ống dẫn khí hay các bộ phận khác không. Chưa chắc GPS được đặt dưới mui xe, bởi khi đặt trong môi trường nhiệt cao có thể gây hỏng hóc các dây điện mảnh và nhỏ chứa trong thiết bị GPS.
Mẹo: Người cài đặt thiết bị theo dõi cũng cần phải tiếp cận được chúng để tháo ra do đó nó thường đặc biệt được đặt ở một vị trí nào đó có thể tháo ra nhanh chóng và kín đáo. Nên tốt nhất bạn tìm kiếm định vị GPS ở các vị trí nằm ở phần sườn xe.
Bước 2: Kiểm tra bên trong xe
Một vài thiết bị theo dõi thường rất đơn giản và cắm trực tiếp vào cổng dữ liệu nằm bên hông của bảng đồng hồ (phía lái xe). Hãy kiểm tra xem có hộp đen nào được cắm vào cổng dữ liệu không. Nếu có, bạn chỉ cần rút ra là được.
Kiểm tra phần cốp xe và phần lốp dự phòng. Nó có thể được đặt ở dưới lốp dự phòng hoặc bất kỳ ngóc ngách nào tại đó.
Kiểm tra dưới ghế. Sử dụng đèn pin, tìm bất cứ vật gì cộm lên trông như một mô-đun điện nhỏ mà không có bất kỳ dây dợ lằng nhằng nào đi kèm. So sánh cả mặt trên và mặt dưới ghế để xem có gì bất thường hay không. Bạn nên kiểm tra phần cạnh ghế ngồi nếu chúng lồi lên, rất có thể đó chính là nơi giấu thiết bị theo dõi. Kiểm tra hàng ghế sau nếu có thể lật chúng lên được.
Kiểm tra phần mặt dưới bảng đồng hồ. Bạn phải hoặc không phải gỡ bỏ tấm chắn nằm dưới bảng đồng hồ để tìm định vị GPS, bởi chúng còn phụ thuộc vào đời xe cùng dòng xe bạn đang đi. Nếu mở được, hãy tìm kiếm xem có thiết bị từ tính nào được gắn vào đâu đó không. Lưu ý rằng vị trí này thường chứa những thiết bị có dây trông khá giống với hộp đen. Kiểm tra các mô-đun và các dây dẫn không cuốn cùng hệ thống dây treo của xe. Ở ghế ngồi trước cạnh lái xe, bạn có thể kiểm tra hộp dụng cụ nơi nhiều khả năng thiết bị theo dõi được đặt ở đó.
Mẹo: Dưới hộp đồng hồ, các phụ kiện khác như bộ khởi động xe hơi hoặc mô-đun khóa cửa điện có thể được gắn GPS vào trong đó. Trước khi gỡ bỏ những thiết bị nằm ở vị trí này, bạn cần kiểm tra tên, mẫu xe hơi và tham khảo thông tin trên mạng, bởi có thể đó là những bộ phận bạn không nên gỡ bỏ.
Phần 3: Dùng máy quét điện tử
Một loại thiết bị thường hay xuất hiện trong những bộ phim nổi tiếng về đề tài điệp viên, mà hiện nay đều có thể mua trực tuyến hoặc tại các nhà bán lẻ. Máy quét điện tử kiểm tra sự có mặt của sóng vô tuyến hay truyền tín hiệu di động và thông báo cho người sử dụng biết chúng có tồn tại hay là không.
Máy quét điện tử thường có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, từ những cái có kích thước bằng chiếc bút chì để che giấu thiết bị chứa bên trong, cho đến những cái lớn bằng băng cát xét. Các thiết bị này có thể quét sóng vô tuyến trên diện rộng và nếu thấy tín hiệu gần đó chúng sẽ báo hiệu bằng giai điệu âm thanh, ánh sáng nhấp nháy hoặc rung lên.
Để sử dụng máy quét điện tử, bạn chỉ cần bật chúng lên rồi đi chầm chậm xung quanh chiếc xe. Đặt chúng ở bất cứ nơi nào bạn nghi ngờ có thiết bị theo dõi hay tại mọi địa điểm được nêu bên trên. Ánh sáng nhấp nháy, báo rung, hoặc một tín hiệu âm thanh phát ra từ máy quét sẽ thông báo cho bạn biết có tần số vô tuyến ở gần đấy. Nếu ánh sáng nhấp nháy nhiều hơn hoặc nhạc chuông thay đổi có nghĩa là bạn đang ở rất gần thiết bị theo dõi.
Mẹo: Vì một số hộp đen chỉ hoạt động khi xe di chuyển, nên cần phải có người lái xe giúp bạn để kiểm tra sự tồn tại của chúng trên xe.
Phần 4: Sử dụng các dụng cụ dò tìm chuyên nghiệp
Những người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong lĩnh vực này gồm:
· Nhân viên cài đặt hệ thống báo động
· Kỹ thuật viên chuyên về âm thanh
· Thợ máy được đào tạo chuyên về hệ thống điện
· Những người chuyên cài đặt khởi động từ xa
Chính vì thế họ có thể xác định sự tồn tại của thiết bị GPS mà nhiều khi bạn đã bỏ sót. Bạn có thể thuê họ hoặc thuê một thám tử tư nếu muốn xác định chính xác xe bạn có thiết bị theo dõi hay là không.
Phần 5: Xử lý thế nào với các định vị theo dõi GPS?
Nếu bạn tìm thấy thiết bị GPS giấu trong xe bạn và muốn vứt chúng đi, đều này thật đơn giản.
Vì hầu hết các tracker đều hoạt động bằng pin và thường không có dây đi kèm. Hãy kiểm tra xem liệu chúng có dây kết nối với thiết bị không, sau đó bạn chỉ cần ngắt chúng đi là xong. Nếu nó được dán, hoặc gắn tại chỗ, hãy cẩn thận khi tháo chúng ra để không làm hỏng bất kỳ hệ thống dây dẫn hay bộ phận nào cả. Nếu chúng có nam châm hãy kéo thật mạnh, rồi tắt chúng đi.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.