Ảnh minh họa |
Việc thay đổi liên tục các chính sách thuế phí phải trả khi mua ôtô mới khiến nhiều người không biết phải đóng thêm những khoản chi phí nào khi mua xe. Số tiền phát sinh này gồm các loại thuế phí trong đó, "nặng" nhất là phí trước bạ 10-12%, tiếp theo là phí đăng ký biển xe từ 1 triệu đến 20 triệu đồng, phí bảo trì đường bộ, cuối cùng là phí đăng kiểm và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ngoài ra, chưa kể đến các khoản phí không bắt buộc như bảo hiểm vật chất (tùy gói) hoặc dịch vụ đăng ký xe.
Số tiền thực tế sau khi đăng ký xe thường cao hơn khoảng 12-20% (tùy thành phố) so với giá tiền mua xe ban đầu.
Ví dụ, đăng ký mới một chiếc Kia Morning Si AT đời 2016 tại Hà Nội được tính như sau:
Kia Morning Si AT 2016 |
Chi phí (VND) |
Giá xe |
416.000.000 |
Thuế trước bạ (12%) |
49.920.000 |
Phí đăng kiểm |
340.000 |
Phí sử dụng đường bộ (một năm) |
1.560.000 |
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự |
437.000 |
Phí ra biển xe |
20.000.000 |
Tổng |
488.257.000 |
Nếu cùng chiếc xe này được đăng ký tại thành phố Lạng Sơn chi phí sẽ giảm đáng kể ở thuế trước bạ và phí ra biển xe, cụ thể:
Kia Morning Si AT 2016 |
Chi phí (VND) |
Giá xe |
416.000.000 |
Thuế trước bạ (10%) |
41.600.000 |
Phí đăng kiểm |
340.000 |
Phí sử dụng đường bộ (một năm) |
1.560.000 |
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự |
437.000 |
Phí ra biển xe |
1.000.000 |
Tổng |
460.937.000 |
Như vậy, cùng một chiếc xe cùng giá tiền, để ra giấy tờ hợp pháp ngoài phí đường bộ thu một năm đầu áp cho các loại xe dưới 9 chỗ là giống nhau còn lại các loại thuế phí đều không giống nhau tại các tỉnh thành.
Số tiền cho các khoản chi phí ngoài giá xe sẽ tăng/giảm tỷ lệ thuận với giá xe. Trong đó, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM có mức thuế và phí cao nhất Việt Nam.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.