Thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe rất nhanh chóng và thuận tiện |
Đường thủy nội địa dẫn đầu cuộc “cách mạng số hóa” thủ tục hành chính
Năm 2015, Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ GTVT hoàn thành việc triển khai thực hiện xây dựng phần mềm và đưa vào thực hiện cung cấp Dịch vụ công trực tuyến đối với 25 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có 19 thủ tục trên Cổng thông của Bộ GTVT và 2 TTHC trên Cổng Một cửa Quốc gia. Năm 2016, Cục tiếp tục đăng ký cung cấp Dịch vụ công trực tuyến cho 21 thủ tục, nhưng đến tháng 11/2016, Cục đã trở thành đơn vị đầu tiên hoàn thành việc cung cấp 100% số TTHC công trực tuyến thuộc thẩm quyền của mình lên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT.
Hiện nay, hàng loạt các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các dịch vụ hành chính công nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đã được Cục ĐTNĐ Việt Nam xây dựng, triển khai và phát triển hoàn thiện với chất lượng cao, nổi bật là các phần mềm: Cấp phép phương tiện thủy vào, rời cảng bằng tin nhắn; cơ sở dữ liệu trực tuyến về danh bạ cảng, bến và hạ tầng ĐTNĐ trên bản đồ số; phối hợp xử lý vi phạm giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Các hệ thống: Báo cáo trực tuyến hoạt động vận tải và ATGT đường thủy; Hải đồ điện tử I-ENC cho các tuyến sông kênh trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long; quản lý, giám sát phương tiện bằng công nghệ AIS; quản lý phao tiêu báo hiệu bằng GPS… Cũng trong năm 2016, sàn giao dịch trực tuyến đầu tiên cho vận tải ĐTNĐ IZIFIX ra mắt mang lại nhiều lợi ích cho chủ hàng và chủ phương tiện.
Cấp giấy phép lái xe qua mạng
Năm 2016, Tổng cục ĐBVN đã kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Tổng cục; ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2021; xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36ª/NQ-CP về Chính phủ điện tử; tập trung rà soát TTHC.
Đối với công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, thường xuyên rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy trình cho phù hợp thông qua đánh giá nội bộ tại các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ; đã triển khai hệ thống họp trực tuyến giữa Văn phòng Tổng cục với 3 đầu cầu Vinh - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh (trong năm thực hiện khoảng hơn 30 cuộc họp, hội nghị trực tuyến).
Đơn vị đã tổ chức rà soát 126/126 TTHC trong lĩnh vực đường bộ theo chương trình của Bộ. Năm 2016, Tổng cục đã tiếp nhận 24.009 TTHC trong các lĩnh vực vận tải, quản lý phương tiện, ATGT và bảo trì đường bộ; giải quyết 23.689 hồ sơ, đang giải quyết 320 hồ sơ; không có trường hợp quá hạn. Các TTHC đang được cung cấp ở mức độ 3 và 4 tại Tổng cục với 3 thủ tục (cấp, đổi giấy phép lái xe và cấp phép vận tải), người dân chỉ cần ngồi tại nhà khai qua mạng và giấy phép lái xe được gửi về tận nhà.
Bỏ nhiều thủ tục không cần thiết trong đăng kiểm
Năm 2016, với sự chỉ đạo quyết liệt của các đơn vị trong Ngành nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác cải cách TTHC trong năm 2015 theo kết luận của Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành rà soát hơn 60 TTHC và trên 80 văn bản QPPL để cải cách, đơn giản hóa, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện như: Đơn giản thủ tục cấp giấy chứng nhận đơn vị kiểm định xe cơ giới, giảm thời gian thực hiện TTHC từ 10 ngày xuống 5 ngày so với quy định cũ; bỏ thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; bỏ thủ tục kiểm tra thực tế địa điểm mặt bằng xây dựng đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trước khi xây dựng đơn vị đăng kiểm.
Bỏ thủ tục xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu; bỏ giấy chứng nhận khả năng đi biển; bỏ nội dung người nộp phí sử dụng đường bộ phải kê khai vào các mẫu nộp thuế; bỏ việc cấp liên 2 giấy chứng nhận chất lượng ô tô nhập khẩu (sử dụng để kiểm định phương tiện), đưa thông tin liên quan lên trang thông tin điện tử để các trung tâm đăng kiểm tra cứu…
Cục tiếp tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Bộ GTVT về kiểm tra chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ nhập khẩu; mở cửa cung cấp thí điểm dịch vụ công trực tuyến cho thủ tục cấp phát phôi phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe sản xuất lắp ráp trên cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT, trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai mở rộng cho 100% các doanh nghiệp trên toàn quốc.
Cùng với đó, Cục đã sử dụng hóa đơn điện tử để cấp cho khách hàng với số lượng 11.000/15.000 hồ sơ trực tuyến. Hiệu quả quản lý chất lượng của Cục theo Tiêu chuẩn ISO 9001 năm 2008 tiếp tục được cải tiến để phù hợp với thực tế hoạt động của Cục và được duy trì đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, Cục đã bổ sung 13 quy trình và hướng dẫn công việc liên quan; cử 150 người làm công tác quản lý chất lượng dự các khóa đào tạo về hiệu quả quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn IEC 17025 và ISO…
ĐTNĐ dẫn đầu cải cách TTHC ngành GTVT |
Bán vé tàu điện tử tiếp tục là điểm nhấn
Năm 2016, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống vé tàu điện tử (VTĐT) giai đoạn 3 tại các nhà ga trên toàn quốc.
Điều này minh chứng cho việc, ngành ĐSVN đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác cải cách TTHC. Từ khi hệ thống này chính thức hoạt động, hành khách có thể mua vé tàu mọi lúc, mọi nơi thông qua kết nối Internet. Hành khách có thể cập nhật thông tin về hành trình liên tục 24/7 thông qua email, ứng dụng di động, tin nhắn SMS, máy tính, thông tin bảng điện tử trên tàu và tại nhà ga.
Đến nay, Tổng Công ty ĐSVN tiếp tục triển khai dự án hệ thống bán VTĐT giai đoạn 3 với nhiều tính năng mới ưu việt, vượt trội. Cùng với đó, Tổng công ty ĐSVN tiếp tục hợp tác với VNPost, VIB mở rộng các điểm mua vé đến tận các bưu cục xã, các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng, nâng tổng số hơn 9.000 điểm bán vé, thu tiền hộ. Ngoài ra, Tổng công ty sẽ tiếp tục tăng các hình thức thanh toán điện tử như qua smartlink, bằng thẻ Visa, ATM... Với hình thức bán vé này, hành khách không cần ra ga vẫn có thể mua vé, in “Thẻ lên tàu hỏa” ở bất cứ đâu. Vé tàu điện tử đã tạo điều kiện thuận tối đa cho hành khách, đồng thời giảm áp lực hành khách đổ về ga, hạn chế đến mức thấp nhất nạn “phe” vé.
Hiện đại hóa hành chính ngành Hàng hải
Ông Đỗ Hồng Thái - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) cho biết, năm 2016 công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách TTHC đã được Cục HHVN tiếp tục thực hiện quyết liệt. Cục HHVN đã tổ chức xây dựng và trình Bộ GTVT công bố 107 TTHC trong lĩnh vực hàng hải, phổ biến rộng rãi tới các tổ chức, các nhân liên quan để triển khai thực hiện. Cục HHVN đã công bố danh mục và nội dung TTHC được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý, bao gồm 57 TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 2; 35 TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3; 15 TTHC về quản lý thuyền viên được cung cấp trực tuyến mức độ 4.
Được biết, năm 2016 là năm trọng tâm trong việc xây dựng các văn bản QPPL triển khai Bộ luật HHVN năm 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC bảo đảm đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm 2016, Cục HHVN đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính, tập trung thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực cải cách hành chính; cải cách tổ chức bộ máy và xây dựng, nâng cao chất lượng công chức, viên chức, cải cách công tác tài chính công, hiện đại hóa hành chính.
Hiện tại, Cục cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với 3 TTHC cho tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh tại 9 cảng vụ hàng hải
Đường thủy nội địa dẫn đầu cuộc “cách mạng số hóa” thủ tục hành chính
Năm 2015, Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ GTVT hoàn thành việc triển khai thực hiện xây dựng phần mềm và đưa vào thực hiện cung cấp Dịch vụ công trực tuyến đối với 25 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có 19 thủ tục trên Cổng thông của Bộ GTVT và 2 TTHC trên Cổng Một cửa Quốc gia. Năm 2016, Cục tiếp tục đăng ký cung cấp Dịch vụ công trực tuyến cho 21 thủ tục, nhưng đến tháng 11/2016, Cục đã trở thành đơn vị đầu tiên hoàn thành việc cung cấp 100% số TTHC công trực tuyến thuộc thẩm quyền của mình lên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT.Hiện nay, hàng loạt các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các dịch vụ hành chính công nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đã được Cục ĐTNĐ Việt Nam xây dựng, triển khai và phát triển hoàn thiện với chất lượng cao, nổi bật là các phần mềm: Cấp phép phương tiện thủy vào, rời cảng bằng tin nhắn; cơ sở dữ liệu trực tuyến về danh bạ cảng, bến và hạ tầng ĐTNĐ trên bản đồ số; phối hợp xử lý vi phạm giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Các hệ thống: Báo cáo trực tuyến hoạt động vận tải và ATGT đường thủy; Hải đồ điện tử I-ENC cho các tuyến sông kênh trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long; quản lý, giám sát phương tiện bằng công nghệ AIS; quản lý phao tiêu báo hiệu bằng GPS… Cũng trong năm 2016, sàn giao dịch trực tuyến đầu tiên cho vận tải ĐTNĐ IZIFIX ra mắt mang lại nhiều lợi ích cho chủ hàng và chủ phương tiện.
Cấp giấy phép lái xe qua mạng
Năm 2016, Tổng cục ĐBVN đã kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Tổng cục; ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2021; xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36ª/NQ-CP về Chính phủ điện tử; tập trung rà soát TTHC.Đối với công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, thường xuyên rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy trình cho phù hợp thông qua đánh giá nội bộ tại các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ; đã triển khai hệ thống họp trực tuyến giữa Văn phòng Tổng cục với 3 đầu cầu Vinh - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh (trong năm thực hiện khoảng hơn 30 cuộc họp, hội nghị trực tuyến).Đơn vị đã tổ chức rà soát 126/126 TTHC trong lĩnh vực đường bộ theo chương trình của Bộ. Năm 2016, Tổng cục đã tiếp nhận 24.009 TTHC trong các lĩnh vực vận tải, quản lý phương tiện, ATGT và bảo trì đường bộ; giải quyết 23.689 hồ sơ, đang giải quyết 320 hồ sơ; không có trường hợp quá hạn. Các TTHC đang được cung cấp ở mức độ 3 và 4 tại Tổng cục với 3 thủ tục (cấp, đổi giấy phép lái xe và cấp phép vận tải), người dân chỉ cần ngồi tại nhà khai qua mạng và giấy phép lái xe được gửi về tận nhà.
Bỏ nhiều thủ tục không cần thiết trong đăng kiểm
Năm 2016, với sự chỉ đạo quyết liệt của các đơn vị trong Ngành nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác cải cách TTHC trong năm 2015 theo kết luận của Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành rà soát hơn 60 TTHC và trên 80 văn bản QPPL để cải cách, đơn giản hóa, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện như: Đơn giản thủ tục cấp giấy chứng nhận đơn vị kiểm định xe cơ giới, giảm thời gian thực hiện TTHC từ 10 ngày xuống 5 ngày so với quy định cũ; bỏ thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; bỏ thủ tục kiểm tra thực tế địa điểm mặt bằng xây dựng đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trước khi xây dựng đơn vị đăng kiểm.Bỏ thủ tục xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu; bỏ giấy chứng nhận khả năng đi biển; bỏ nội dung người nộp phí sử dụng đường bộ phải kê khai vào các mẫu nộp thuế; bỏ việc cấp liên 2 giấy chứng nhận chất lượng ô tô nhập khẩu (sử dụng để kiểm định phương tiện), đưa thông tin liên quan lên trang thông tin điện tử để các trung tâm đăng kiểm tra cứu…Cục tiếp tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Bộ GTVT về kiểm tra chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ nhập khẩu; mở cửa cung cấp thí điểm dịch vụ công trực tuyến cho thủ tục cấp phát phôi phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe sản xuất lắp ráp trên cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT, trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai mở rộng cho 100% các doanh nghiệp trên toàn quốc.Cùng với đó, Cục đã sử dụng hóa đơn điện tử để cấp cho khách hàng với số lượng 11.000/15.000 hồ sơ trực tuyến. Hiệu quả quản lý chất lượng của Cục theo Tiêu chuẩn ISO 9001 năm 2008 tiếp tục được cải tiến để phù hợp với thực tế hoạt động của Cục và được duy trì đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, Cục đã bổ sung 13 quy trình và hướng dẫn công việc liên quan; cử 150 người làm công tác quản lý chất lượng dự các khóa đào tạo về hiệu quả quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn IEC 17025 và ISO…
Bán vé tàu điện tử tiếp tục là điểm nhấn
Năm 2016, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống vé tàu điện tử (VTĐT) giai đoạn 3 tại các nhà ga trên toàn quốc. Điều này minh chứng cho việc, ngành ĐSVN đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác cải cách TTHC. Từ khi hệ thống này chính thức hoạt động, hành khách có thể mua vé tàu mọi lúc, mọi nơi thông qua kết nối Internet. Hành khách có thể cập nhật thông tin về hành trình liên tục 24/7 thông qua email, ứng dụng di động, tin nhắn SMS, máy tính, thông tin bảng điện tử trên tàu và tại nhà ga.Đến nay, Tổng Công ty ĐSVN tiếp tục triển khai dự án hệ thống bán VTĐT giai đoạn 3 với nhiều tính năng mới ưu việt, vượt trội. Cùng với đó, Tổng công ty ĐSVN tiếp tục hợp tác với VNPost, VIB mở rộng các điểm mua vé đến tận các bưu cục xã, các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng, nâng tổng số hơn 9.000 điểm bán vé, thu tiền hộ. Ngoài ra, Tổng công ty sẽ tiếp tục tăng các hình thức thanh toán điện tử như qua smartlink, bằng thẻ Visa, ATM... Với hình thức bán vé này, hành khách không cần ra ga vẫn có thể mua vé, in “Thẻ lên tàu hỏa” ở bất cứ đâu. Vé tàu điện tử đã tạo điều kiện thuận tối đa cho hành khách, đồng thời giảm áp lực hành khách đổ về ga, hạn chế đến mức thấp nhất nạn “phe” vé.
Hiện đại hóa hành chính ngành Hàng hải
Ông Đỗ Hồng Thái - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) cho biết, năm 2016 công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách TTHC đã được Cục HHVN tiếp tục thực hiện quyết liệt. Cục HHVN đã tổ chức xây dựng và trình Bộ GTVT công bố 107 TTHC trong lĩnh vực hàng hải, phổ biến rộng rãi tới các tổ chức, các nhân liên quan để triển khai thực hiện. Cục HHVN đã công bố danh mục và nội dung TTHC được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý, bao gồm 57 TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 2; 35 TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3; 15 TTHC về quản lý thuyền viên được cung cấp trực tuyến mức độ 4.Được biết, năm 2016 là năm trọng tâm trong việc xây dựng các văn bản QPPL triển khai Bộ luật HHVN năm 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC bảo đảm đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm 2016, Cục HHVN đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính, tập trung thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực cải cách hành chính; cải cách tổ chức bộ máy và xây dựng, nâng cao chất lượng công chức, viên chức, cải cách công tác tài chính công, hiện đại hóa hành chính.Hiện tại, Cục cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với 3 TTHC cho tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh tại 9 cảng vụ hàng hải
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.